Một trong những khó khăn lớn nhất của tuổi 18 đó là quyết định ngành học để theo đuổi. Có những bạn đã sớm xác định được hướng đi cho tương lai thì chọn ngành học rất nhanh. Thế nhưng cũng có những bạn mông lung, chưa biết bản thân thích gì nên lựa chọn ngành không hề dễ dàng. Đối với những bạn có dự định đi du học, khi lựa chọn ngành còn khó khăn hơn nữa. Thấu hiểu được điều đó, Hợp Điểm gửi đến bạn bài viết dưới đây để có thể cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề bạn nhé.
Nhiều bạn học sinh Việt Nam chia sẻ rằng do áp lực từ phía gia đình nên đã lựa chọn ngành học mà mình không thích và không hề có hứng thú. Đối với trường hợp này, một buổi tâm sự, chia sẻ và giải thích cùng cha mẹ sẽ là giải pháp tốt nhất.
Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn thích làm giáo viên nhưng gia đình lại muốn bạn theo học bác sĩ. Liệu bạn có thực sự vui vẻ mỗi ngày tới trường hay không? Hay bạn có động lực để gắn bó lâu dài với nghể hay không?
Hơn thế nữa, khi rời xa gia đình, bạn bè để đến một quốc gia khác du học, đồng nghĩa với việc bạn phải làm quen môi trường mới, ngôn ngữ mới, tự làm mọi thứ mà còn phải theo học chuyên ngành mình không thích thì bạn có cố gắng được không?
Hãy tự đặt ra câu hỏi và trả lời rõ ràng về những việc bạn thích làm. Bạn quan tâm lĩnh vực nào nhất? Từ đó, bạn sẽ tìm ra được ngành học phù hợp với mình.
Có nhiều bạn vì theo tâm lý đám đông, vì thấy bạn bè của mình lựa chọn thì cũng lựa chọn theo ngành đó. Có thể ngành đó hợp với số đông nhưng không chắc sẽ phù hợp với bạn.
Chính vì sự không tìm hiểu kỹ khi lựa chọn ngành học nên khi vào học hoặc đi làm thực tế thì mớ phát hiện ra là mình không phù hợp. Có thể chưa quá muỗn để chọn lại ngành nhưng chính sai lầm ngay từ khi lựa chọn đã làm bạn mất thời gian, công sức, tiền bạc và ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
Ngoài tiêu chí phù hợp với sở thích, năng lực thì các bạn sinh viên nên xem xét xem ngành mình lựa chọn có khả năng phát triển trong tương lai hay không?
Những ngành nghề triển vọng sẽ luôn có nhu cầu tuyển dụng cao với mức thu nhập tốt và không phải lo đến chuyện thất nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải xác định việc về nước hoặc ở lại lại sau khi hoàn tất khóa học. Bởi nếu muốn làm việc và sinh sống lâu dài tại đất nước bạn đang du học thì nên chọn những ngành đang được chính phủ ưu tiên định cư.
Ví dụ như, mục đích khi chọn du học Úc và muốn định cư. Sinh viên nên tham khảo danh sách ngành nghề thiếu nhân lực và được ưu tiên của chính phủ Úc. Bao gồm: ngành y, kế toán, kiểm toán, kỹ sư, giáo viên mầm non, chuyên gia tâm lý, luật sư … Còn nếu trở về Việt Nam, bạn nên tìm hiểu xu hướng thị trường trong 5-10 năm tới. Ví dụ như các ngành marketing/quảng cáo/truyền thông, quản trị du lịch/nhà hàng/khách sạn, công nghệ thông tin,…
Việc lựa chọn ngành, các bạn cần tùy vào sở thích, năng lực, và triển vọng nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên nên tận dụng thế mạnh đào tạo từng quốc gia. Cụ thể, hãy liệt kê quốc gia có ngành mà bạn muốn theo đuổi. Sau đó tìm hiểu chi tiết xem quốc gia nào có thế mạnh hơn. Ví dụ, nếu muốn học ngành Y tá Điều dưỡng thì chọn Canada. Hoặc nếu học ngành Kinh tế Tài chính thì Bạn chọn Mỹ và Úc là 2 quốc gia tốt nhất.
Với những chia sẻ trên, Hợp Điểm mong rằng bạn có thể cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn ngành cho riêng bản thân mình. Nếu có khó khăn gì, hãy liên hệ Hợp Điểm ngay để được hỗ trợ bạn nhé.