Trong tất cả các chuyên ngành, sinh viên các ngành Computer Science (Khoa học Máy Tính) là những người có mức lương khởi điểm cao nhất (khoảng $66.161 USD /năm), kế đến là những sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật (khoảng $65,000 USD /năm), Toán học và thống kê ($60,300 USD /năm), Kinh tế ($58,600 USD /năm) và Tài chính ($58,000 USD /năm). (Theo US Bureau of Labor Statistics – BLS). Vậy ngoài mức lương hấp dẫn thì ngành học này có gì mà liên tục nằm trong top “trending” của các bạn sinh viên khi lựa chọn du học Mỹ? Hãy cùng Hợp Điểm khám phá ngay thôi nào.
Computer Science hay còn gọi là Khoa học máy tính là chuyên ngành đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến máy tính, điện toán (Computing), giải pháp cho các vấn đề công nghệ ( Problem Solving), thiết kế hệ thống máy tính (Computer System Design) và giao diện người dùng ( User Interface) dưới góc độ khoa học.
Computer Science không chỉ dạy về một loại hình ngôn ngữ riêng biệt, mà còn về những nguyên tắc tạo nên thứ ngôn ngữ đó.
Computer Science sẽ giúp những ai theo học hiểu được cấu trúc để lưu trữ dữ liệu và cách giải quyết vấn đề từ một chương trình. Tóm lại, Computer Science là một ngành học nghiên cứu về tất cả những gì liên quan về cấu trúc máy tính, môi trường ngoại mạng và môi trường web.
Ngành Computer Science khá rộng lớn, nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành nhỏ như: Lập trình kinh doanh, lập trình cơ sở dữ liệu, lập trình hệ thống, lập trình khoa học, lập trình cho Internet, Bảo mật và khôi phục, đồ hoạ máy tính, tương tác người – máy….
Chương trình học của ngành này sẽ giúp bạn có những kiến thức từ căn bản đến nâng cao về:
Sinh viên sẽ được nghiên cứu cách mà các thuật toán vận hành với nhau nhằm duy trì sự ổn định cho các ứng dụng tiện ích.
Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được học các thuật toán và ngôn ngữ toán học cao cấp, giúp sáng tạo ra những hệ điều hành mới, cũng như cách truyền tải thông tin online tối ưu nhất.
Điều đó có nghĩa là, sinh viên sẽ học cách nghiên cứu, phân tích và phát triển các loại phần mềm, hệ thống quản lý cũng như các tập lệnh.
Hay nói đơn giản, dễ hiểu nhất, bạn sẽ được đào tạo về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, cách thiết kế, xây dựng và phát triển phần mềm của riêng bản thân mình.
Nếu theo đuổi Computer Science, tùy vào chuyên ngành mà các bạn có thể đảm nhận được vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Dưới đây là những ngành nghề tiêu biểu mà bạn có thể làm được sau khi tốt nghiệp ngành này:
Kỹ sư phần mềm – Software engineer:
Kỹ sư phần mềm có chức năng vai trò quan trọng trong việc xây dựng về khía cạnh kỹ thuật trong 1 quy trình tạo ra phần mềm. Khác hẳn với nhà phát triển phần mềm, các nhà phát triển phần mềm sẽ không thao tác quá nhiều vào khía cạnh kỹ thuật trước khi phần mềm được tạo ra.
Kỹ sư phần mềm đôi khi cũng sẽ đảm nhiệm được vai trò của nhà phát triển phần mềm, nhưng ngược lại, nhà phát triển phần mềm thì chưa chắc có thể đảm nhiệm được vị trí của kỹ sư phần mềm.
Người phân tích dữ liệu – Data Analytics:
Người đảm nhiệm vị trí này sẽ là người có nhiều kỹ năng quan sát, đánh giá, tư duy logic và phân tích sâu một dữ liệu nào đó, từ đó đưa ra những phán đoán chính xác. Đồng thời các nhà phân tích dữ liệu còn phải có khả năng ăn nói, trình bày, thuyết trình lưu loát để có thể trình bày cho người chịu trách nhiệm tuyến trên.
Nhà phát triển App – Applications software developer:
Là ngành phát triển các loại app như app game, app phục vụ cho đời sống, app mạng xã hội. Đây là nghề khá hot trong giới lập trình viên trẻ ngày nay vì không những có mức lương cao mà hiện tại các app cũng được phát triển khá mạnh mẽ với nhiều tính năng khác nhau từ app game đến các app phục vụ cho đời sống, các app mạng xã hội… chính vì thế nghề phát triển App có tiềm năng phát triển rất lớn.
Để có thể phát triển, duy trì ứng dụng và dựng lên một ứng dụng hay phần mềm nào thì cũng cần có tư duy sáng tạo. Có hàng trăm, hàng ngàn ứng dụng được tạo ra và được ra mắt trong các store nhưng vẫn bị flop, không ai quan tâm, nhưng cũng không vì thế mà ngành này bị mai một mà còn ngày càng được nguồn nhân lực trẻ tuổi quan tâm nhiều hơn.
Kỹ sư hệ thống – Systems engineer:
Các hẳn những hệ điều hành nổi tiếng như Microsoft Windows, Android,iOS hay Linux đã không còn gì quá xa lạ với chúng ta trong xã hội 4.0 như hiện nay. Thực chất, không phải ngành nghề nào khác mà nghề Kỹ sư hệ thống là nghề đã tạo ra những sản phẩm bất hữu đó.
Những vị Kỹ sư này sẽ giữ vai trò vị trí chủ chốt trong việc thiết kế và xây dựng toàn hệ thống của một dự án nào đó mà chỉ cần thiết bị điện tử của bạn có mạng là sẽ sử dụng được ví dụ như laptop, thiết bị điện thoại di động, hệ thống xe hơi tiên tiến…
Nhà phát triển web – Web developer:
Đừng nhầm lẫn giữa nhà phát triển web và nhà thiết kế đồ họa nhé, bản chất và vai trò của 2 vị trí này rất khác nhau nhưng lại bị mọi người nhầm lẫn. Thế mạnh của một nhà thiết kế đồ họa là tính sáng tạo, và vai trò của họ sẽ là những người sản xuất ra các hình ảnh đẹp mắt được hiển thị trên các trang web.
Còn vai trò của một nhà phát triển web chính là sử dụng các ngôn ngữ lập trình, mã lập trình để viết lên các tính năng, thuộc tính của trang web. Họ sẽ phải tích hợp giữa việc lập trình đồ họa, video, âm thanh… trong một trang web lại với nhau.
Chuyên viên Công nghệ thông tin – IT
Ngành Khoa học máy tính bao phủ khá rộng, nó thậm chí còn có vai trò của các chuyên viên IT
University of Illinois at Chicago
#132 National ranking
#64 Computer Science
Học phí: 29,778 USD/năm
Học bổng: 8,000 USD/năm
#104 National ranking
#43 Computer Science
Học phí: 29,996 USD/năm
Học bổng: 5,000 USD/năm
#97 National Universities
#91 Computer Science
Học phí: 31,384 USD/năm
Học bổng: 10,000 USD/năm
#106 National Universities
#45 Undergraduate Engineering Programs
Học phí: 50,480 USD/năm
Học bổng: 20,000 USD/năm