Trong thời gian gần đây, việc du học sinh lựa chọn các ngành STEM đang là xu hướng và chúng ta không thể phủ nhận sức hút của nhóm ngành này trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vậy còn cơ hội nào cho nhóm ngành kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng trong thị trường lao động?
Câu trả lời là: Vẫn còn rất nhiều cơ hội rộng mở đang chờ đón các bạn sinh viên. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần phải trang bị thêm cho mình các kiến thức bổ trợ trong các lĩnh vực khác ngoài kiến thức chuyên môn để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng cùng những xu hướng mới trong ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh so với những ứng viên khác.
Một xu hướng điển hình trong ngành tài chính là ví dụ cho thấy những thay đổi mới đặt ra những yêu cầu cao hơn ngoài các kiến thức chuyên môn đơn thuần cho lực lượng lao động trong ngành đó là sự tác động của công nghệ. Xu thế bùng nổ của lĩnh vực công nghệ tài chính (hay gọi là fintech) sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp cần sử dụng nhân lực trong tương lai. Sinh viên sẽ cần thêm những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin chẳng hạn như lập trình (coding skill) để bắt kịp sự phát triển trên.
Xu hướng ngành nghề có thể thay đổi nhanh chóng trong 5, 10 hay 15 năm nữa, thay vì đắn đo trong việc lựa chọn ngành nghề nào thì các bạn trẻ hãy tìm hiểu các ngành học phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và các chương trình học có thể đáp ứng nhu cầu thị trường lao động ngày càng cao, cố gắng bồi đắp kiến thức cũng như rèn giũa kỹ năng của mình. Việc làm không thiếu, cái thiếu là sinh viên ra trường có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc đó hay không và có thể cạnh tranh với những ứng viên khác hay không.
Theo chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu Z/Yen, Singapore là 1 trong 5 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu, chỉ theo sau New York, Luân Đôn và Hồng Kông. Khu vực Tài chính (Tài chính và Bảo hiểm) đang gia tăng tầm quan trọng của mình và đóng góp 13,3% vào GDP của Singapore trong năm 2017 (Singstat, Tablebuilder).
Cũng trong 2017, chính phủ Singapore đã công bố lộ trình chuyển đổi khu vực tài chính. Theo đó, hàng năm Singapore sẽ cố gắng tạo ra 3.000 công ăn việc làm trong ngành dịch vụ tài chính, chưa kể đến1.000 việc làm khác liên quan đến fintech (MAS Media Release on Financial Services ITM).
Cùng với nhiều trường đại học, học viện với chất lượng giáo dục top đầu,Singapore hứa hẹn sẽ là một điểm đến vô cùng lý tưởng dành cho các bạn trẻ yêu thích ngành tài chính.
Một số chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng tại Kaplan: