Phương tiện công cộng được coi là một hệ thống, một phương thức vận chuyển hoàn hảo đang được vận hành tại nhiều nước trên thế giới, bao gồm tàu metro, tàu đường sắt nhẹ, tàu đường sắt tốc độ cao và xe buýt. Không chỉ mang lại lợi thế về an toàn khi di chuyển mà còn được giảm giá thành rẻ so với phương thức phương tiện cá nhân (bao gồm xe cá nhân, xe ôm, xe taxi). Tại Úc, phương tiện công cộng đã có mặt tại nhiều thủ phủ lớn khắp các tiểu bang mà nhiều nhất là tại hai thành phố lớn nhất nước Sydney và Melbourne. Nếu như Sydney có lợi thế về tàu đường sắt metro thì Melbourne lại có lợi thế khác là về tàu đường sắt nhẹ, hay còn gọi là “Tram”. Nào hãy cùng mình khám phá xem tram - phương tiện công cộng miễn phí cho sinh viên du học Úc hoạt động như thế nào nhé!
Xem nhanh |
Không phải ở đâu cũng có hệ thống xe tram bởi phương tiện này gần như chưa thu hút nhiều khách so với hệ thống tàu khác. Mặc dù vậy, nhiều người đã và đang dùng hệ thống phương tiện này vào mỗi ngày và có những nhận xét tích cực khi cho rằng xe tram ko kém so với tàu metro.
Hệ thống xe tram tại Melbourne được coi là “đặc sản văn hóa” của thành phố, được hoạt động hơn trăm năm (từ 1885) với tiền thân là xe ngựa. Khi đó xe được chạy bằng sự chèo lái của con người ngồi trên yên ngựa để kéo thẳng. Hơn chục năm sau, đến những năm đầu thế kỷ 20 (từ 1906) mới khai tử xe ngựa để chuyển qua loại xe điện, tức xe tram thực sự cho đến bây giờ. Ban đầu được hoạt động ở hai ngoại ô St Kilda và Essendon. Dần dần sau này mới được mở rộng theo khắp nội ô và ngoại ô Melbourne. Thương hiệu của xe tram được lấy cảm hứng từ con sông lớn nhất nội ô mang tên “Yarra trams”, thành viên của Giao thông Công cộng Victoria (Public Transport Victoria), trực thuộc cơ quan vận chuyển Victorian (Victorian Department of Transport).
Hệ thống xe điện tại Melbourne có tổng chiều dài khoảng 250km, bao gồm 500 toa, 24 tuyến cố định và 1.763 trạm dừng (tính đến 2017). Với những số liệu này thì đây là hệ thống xe tram lớn nhất trên toàn thế giới. Trong đó, 80% trong tổng các xe tram vận hành được di chuyển chung trên đường bộ cùng với các phương tiện cá nhân. Về mặt thời gian, xe điện được phục vụ thương mại 20 tiếng/ngày và 31.500 lượt mỗi tuần. Theo thống kê giữa 2017 và 2018 thì có đến 206 triệu lượt hành khách vận chuyển.
Bản đồ mạng lưới xe điện tại vùng đô thị Melbourne (2021) - Ảnh: Public Transport Victoria (PTV)
Trong tổng số 24 tuyến cố định thì hầu hết đều đi xuyên qua trung tâm Central Business District (CBD), Melbourne với cặp đường Swanston St và St Kilda Rd chiếm nhiều tuyến nhất. Chưa kể, các trạm xe điện tại khu vực 2 nhà ga trung tâm của Melbourne là Flinders St và Southern Cross đều thu hút rất đông lượt khách vì họ đổ về ào ạt từ các vùng ngoại ô. Vì vậy, liên kết giữa xe điện xe tàu metro sẽ tạo ra lượng hành khách đi lại rất lớn.
Bản đồ vùng miễn phí xe điện (Free Tram Zone) - Ảnh: Public Transport Victoria (PTV)
Khách di chuyển xung quanh trung tâm thành phố (còn gọi là Free Tram Zone) được hoàn toàn miễn phí mà không cần phải tốn tiền. Đổi lại, đi từ city ra ngoại ô và ngược lại, hoặc xung quanh ngoại ô thì bắt buộc khách phải trả tiền cho mỗi tuyến.
Các trạm dừng xe điện được lắp đặt theo 2 kiểu là trên lề đường hoặc giữa đường. Tuy vậy, xe điện vẫn di chuyển ngay phía giữa đường.
Trên lề đường chỉ lắp trụ chữ nhật lớn với màn hình hiển thị tuyến tiếp theo cũng như các tuyến lần lượt xuất hiện (bao gồm tên/số tuyến đi và thời gian đến). Kế tiếp nữa là bản đồ của tuyến để biết khách đi đến đâu mà họ muốn, và cuối cùng là những phần quảng cáo nhỏ dành cho khách dùng PTV. Đặc biệt nữa là còn trang bị nút bấm để khách có thể bấm vào và nghe rõ thông báo thông tin tuyến đi. Khi xe điện đến thì các phương tiện di chuyển đường bộ kế bên sẽ dừng lại chút để nhường cho khách băng qua đường và lên xe.
Còn trên giữa đường có lắp đặt mái che, ghế ngồi cũng như cái vừa nêu trên để khách có thể chờ thoải mái sau mỗi lần đi bộ mệt mỏi.
Suốt thời gian sinh sống và học tập, mình nhận thấy rằng là ở một thành phố lớn vừa có 2 mạng lưới xe điện, xe metro hoạt động dày đặc và rộng rãi như Melbourne thì quả thật không thể nào thoải mái và trong suốt hơn. Đã đi xe metro dễ dàng rồi thì nay đi xe điện lại càng thuận lợi hơn gấp nhiều lần. Mỗi lần lên phương tiện công cộng này mình cảm thấy được khám phá, trải lòng “đặc sản” văn hóa và con người của thành phố xứ nữ hoàng. Mình thấy rất đông khách lần lượt rời đi và thêm một loạt khách lại lên tiếp đứng và ngồi trên xe cứ như “làn sóng đám đông đi du hành” vậy.
Việc đầu tiên khi lên xe là phải trả tiền, bằng cách quét thẻ. Thẻ này chỉ áp dụng cho việc đi các phương tiện công cộng và có tên là Myki, “tấm vé” chính thuộc công ty PTV. Có thể khác so với các bang của Úc thì ở bang Victoria, hành khách có thể quét lên đến 2 lần, gồm khi lên và xuống xe. Nhưng đối với xe điện thì nếu di chuyển quanh vùng miễn phí thì không cần quét, còn ngoài vùng thì chỉ quét duy nhất khi lên xe. Không quét thẻ thì nguy cơ sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí có thể bị khóa thẻ không được di chuyển cho đến khi trả đủ. Với mình thì luôn luôn thực hiện thói quen này như vậy.
Ngồi hay đứng bất kể trên xe nào chứ không chỉ xe điện thì việc kế tiếp đó chính là quan sát. Đó là cách mà mình được tận mắt chứng kiến những cảnh quan về một đô thị đáng sống với những tòa nhà cao tầng chọc trời đầy kiêu hãnh, hay những mảng xanh sạch đẹp của những công viên, bờ sông đầy mát mẻ. Đồng thời, những con người ngay trên xe cũng có những cảm xúc, hành động lẫn lộn mà không thể kể hết được. Dù ai đến từ đâu, làm gì nhưng mình nhìn nhận chung là họ rất thân thiện, hiền hòa và biết nhường nhịn nhau mỗi khi cần thiết. Minh chứng là mình chứng kiến không ít nhân viên hoặc chính hành khách biết giúp đỡ những đối tượng khó khăn khi lên xe (disabilities), sau đó những người yếu ấy còn cảm ơn chính họ vì không chỉ bảo vệ hành khách mà còn lan tỏa hình ảnh chuyến xe thật trọn vẹn.
Việc thứ ba là biết điểm dừng để xuống xe. Vì mạng lưới của xe điện tại Melbourne rất dày đặc nên mình tranh thủ mở bản đồ xem để mình biết đi tới đâu và dừng ở đâu nhằm tránh quên trạm dừng. Không chỉ vậy, trên xe còn có cả nút bấm được đặt một số vị trí ghế ngồi thì mình chỉ cần bấm ở chỗ gần nhất mà thôi. Bấm xong là nghe tiếng “bíp” và có thể hiển thị chữ Stop trên mui xe. Ngay cả khi không bấm thì xe vẫn sẽ dừng mỗi trạm, như ở trên city có nhiều người đi lại nhất.
Như mình nêu trên thì dù đi bằng bất kể phương tiện công cộng nào thì luôn là tiện lợi và là ưu tiên nhất. Nhưng với xe điện thì đó là “đặc sản” quý nhất của thành phố. Hy vọng với câu chuyện trải nghiệm của mình vừa rồi sẽ giúp ích cho mọi người hiểu biết cũng như là cách di chuyển bằng phương tiện nổi tiếng nhất thành phố đáng sống này.
Hãy liên hệ với HỢP ĐIỂM ngay nếu bạn cần tư vấn du học Úc, khóa học, lựa chọn ngành học cũng như cách chuẩn bị hồ sơ apply học bổng du học Úc
Bài viết liên quan
THÔNG TIN HỌC BỔNG DU HỌC ÚC 2023 - 2024
DU HỌC ÚC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TẠI ĐẠI HỌC GRIFFITH
DU HỌC ÚC CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐẠI HỌC
DU HỌC ÚC 2023: TOP 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA TỐT NHẤT
MỞ KHÓA TƯƠNG LAI VỚI DU HỌC NGHỀ Ở TAMANIA ÚC
DU HỌC ÚC TRƯỜNG XỊN GIÁ TỐT VỚI THCL NAM ÚC
MỘT NGÀY CỦA SINH VIÊN DU HỌC ÚC TẠI ĐẠI HỌC SWINBURNE