Đối với những ai đam mê tìm hiểu, nghiên cứu và lý giải về hành vi, cảm xúc và tư duy của con người thì chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ ngành Tâm lý học. Hiện nay, ở Việt Nam có rất ít trường Đại học giảng dạy về ngành học này và cơ hội việc làm cũng không cao. Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn con đường đi du học để có thể tiếp tục theo đuổi ước mơ về ngành Tâm lý học. Hãy cùng Hợp Điểm tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về ngành Tâm lý học thông qua bài viết dưới đây nhé.
Với những bạn theo học ngành Tâm lý học, trong chương trình học sẽ bao gồm những nghiên cứu về các hiện tượng, diễn ra trong thế giới nội tâm và có ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, tư tưởng, cảm xúc và hành động của con người. Một cách hiểu khác, đó là bạn sẽ được học cách đánh giá những ảnh hưởng của mọi trường và yếu tố ngoại cảnh lên Tâm lý con người (*) Một chương trình giảng dạy về Tâm lý học sẽ gồm những môn học cơ bản như: Tâm lý học lâm sàng (Clinial Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology)…
Bên cạnh việc học những lý thuyết về chuyên môn, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết và thực tiễn của Tâm lý trong nhiều ngành khác nhau. Dù theo bất kỳ hướng nào thuộc phạm trù ngành Tâm lý, sinh viên phải học được cách kiên nhẫn, ứng xử khéo léo và sự nhạy bén trước những tình huống có thể xảy ra bất ngờ. Chính vì thế, sinh viên ngành Tâm lý học luôn được rèn luyện tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu, phân tích dữ liệu, năng lực giải quyết vấn đề và quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp.Tùy vào chuyên ngành sinh viên lựa chọn mà chương trình học về ngành Tâm lý sẽ có sự khác nhau.
Hầu hết các trường THPT tại Việt Nam đều không giảng dạy bộ môn Tâm lý học, chính điều này đã gây ra các khó khăn đối với những bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi học ngành Tâm lý học?
Tốt hơn hết là các bạn nên tự chuẩn bị cho bản thân mình những kiến thức căn bản về ngành Tâm lý bằng cách tự tìm hiểu thông tin. Hầu hết những bạn trẻ theo đuổi ngành Tâm lý sẽ được làm quen với những thông tin liên quan đến lịch sử về Tâm lý học và những phương pháp nghiên cứu ngành Tâm lý ngay từ những buổi học đầu tiên. Do đó, để không bỡ ngỡ và bị ngộp trước một lượng kiến thức khổng lồ, sinh viên có thể tìm hiểu trước những thông tin trên thông qua internet.
Để có thể tích lũy kinh nghiệm và có cơ hội cọ xát hơn với ngành nghề Tâm lý, sinh viên nên đến và tham gia những hoạt động tình nguyện cùng lĩnh vực do trường tổ chức hoặc những hoạt động ngoại khóa mang cùng chủ đề.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những bài thuyết giảng, chia sẻ của các chuyên gia Tâm lý trên các kênh trực tuyến như Youtube, TED và những bài viết hữu ích liên quan được cập nhật thường xuyên trên trang Du học Hợp Điểm.
Chỉ có đam mê thôi là chưa đủ, để có thể chinh phục ngành Tâm lý học, các bạn cần có một trong những tố chất sau:
Khi theo đuổi ngành Tâm lý học, dù ở bất cứ vị trí nào thì các bạn nên biết cách đặt bản thâm mỉnh vào vị trí của mọi người xung quanh để có cái nhìn khách quan về những sự việc đã diễn ra, từ đó có thể hiểu, lắng nghe và cảm thông trước câu chuyện của mọi người. Suy nghĩ phiến diện, bảo thủ hoặc không thể cảm thông là những tính cách không nên có của một chuyên gia trong ngành Tâm lý. Đây cũng chính lý do vì sao những chuyên gia trong ngành Tâm lý thường rất nhạy về cảm xúc.
Một trong những mục đích cơ bản nhất của ngành Tâm lý chính là sự kiểm soát và thay đồi hành vi, giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn về mặt tinh thần. Do đó, sự khéo léo, tinh tế trong giao tiếp là chìa khóa vàng để mở ra những buổi tư vấn, chia sẻ, trị liệu hiệu quả, để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất. Cần phải có phương pháp giao tiếp thông minh, tinh tế, đồng thời phải có khả năng diễn đạt rành mạch, rõ ràng cùng với những lý lẽ thuyết phục đối phương là những điều tiên quyết có của một người làm việc trong ngành Tâm lý học.
Đặc biệt, sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng áp lực trong công việc chính là 2 tố chất không thể thiếu. Nhiệm vụ của một chuyên viên tâm lý học chính là giúp đỡ mọi người tìm ra phương hướng giải quyết khó khăn trong cuộc sống về mặt tinh thần. Trách nhiệm này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Chính vì thế, việc chuẩn bị sẵn lòng kiên trì, sự quyết tâm và không ngại khó, đối diện với áp lực chính là chìa khóa giúp cho các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của ngành Tâm lý học.
Thông qua bài viết này, Hợp Điểm mong rằng bạn đã hiểu được phần nào về ngành Tâm lý học. Nếu bạn đã chắc chắn ngành Tâm lý học sẽ là mục tiêu kế tiếp để chinh phục thì ngại ngần gì mà không liên hệ Hợp Điểm để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trên con đường sự nghiệp sắp tới bạn nhé