Nếu đã quyết định chọn Mỹ làm điểm đến để chinh phục giấc mơ thì chắc hẳn các học sinh phải tìm hiểu kỹ càng mọi thông tin đặc biệt là khía cạnh giáo dục. Giáo dục Mỹ ngày nay thu hút rất nhiều sinh viên quốc tế theo học bởi các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, chất lượng đào tạo tuyệt vời cùng cơ sở vật chất hiện đại. Thông qua bài viết này Hợp Điểm muốn đem đến cho các bậc phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về nền giáo dục của Mỹ. Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu xem hệ thống giáo dục tại Mỹ được phân chia như thế nào và có khác gì so với Việt Nam.
Như Việt Nam, học sinh tại Mỹ sẽ phải dành 12 năm cho hai bậc học tiểu học và trung học kéo dài từ lớp một cho tới lớp 12. Sáu tuổi học sinh sẽ vào lớp 1 và bậc tiểu học sẽ kéo dài từ 5-6 năm tùy theo cấu trúc của mỗi bang. Sau đó, học sinh sẽ bước vào bậc trung học. Bậc trung học được chia thành 2 chương trình: trung học cơ sở và trung học phổ thông. Sau khi hoàn thành bậc trung học phổ thông, học sinh sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học. Sau đó học sinh có thể chọn đi làm hoặc tiếp tục học lên giáo dục bậc cao.
Ở bậc học này, sinh viên sẽ phải dảnh thời gian 4 năm cho đại học và 2 năm cho cao đẳng . Sinh viên phải đăng ký vào một chuyên ngành nhất định để theo học. Sau khi tốt nghiệp bậc Đại học, sinh viên sẽ được cơ quan giáo dục tại bang đó cấp bằng Cử nhân Bachelor of Arts hoặc Bachelor of Science tùy vào các chuyên ngành đã chọn. Sinh viên sẽ tự đăng ký lớp học, giờ học phù hợp và giảng viên cho mình. Bên cạnh đó, sinh viên có thể đăng ký cùng lúc 2 chuyên ngành, miễn sao các bạn có thể sắp xếp thời gian học tập hợp lý và hiệu quả. Giáo dục Mỹ luôn lấy học sinh- sinh viên làm trung tâm nên do đó sinh viên có thể linh hoạt thay đổi lịch học, ngành học khi mà bản thân cảm thấy không phù hợp nữa. Chính điều này sẽ mang đến cho sinh viên những trải nghiệm tốt đẹp, cảm thấy thích ngành học hơn và mang đến một kết quả học tập hiệu quả nhất. Một điều đặc biệt tại Mỹ đó là ở bậc học này không hề giới hạn độ tuổi của sinh viên. Không bất ngờ khi có những sinh viên lớn tuổi theo học cùng.
Sau khi hoàn thành bậc Đại học/ Cao đẳng, sinh viên có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn là Thạc sĩ (Master). Trình độ này thường là yêu cầu bắt buộc đối với các vị trí quan trọng như quản lý hay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định. Để xin vào hoc tại các chương trình thạc sĩ, một số trường sẽ yêu cầu sinh viên sẽ phải thi GRE – Graduate Record Examination và GMAT – Graduate Management Admission Test cho cá ngành về kinh doanh. Sinh viên sẽ phải dành ít nhất từ 1-2 năm cho chương trình thạc sĩ này tùy vào chuyên ngành mà sinh viên lựa chọn. Hầu hết các chương trình đào tạo thạc sĩ đều yêu cầu sinh viên phải nghiên cứu các đề tài và hoàn thành các bài luận văn/ đề án theo sự hướng dẫn của những giảng viên. Và sau cùng, khi có trong tay tấm bằng Thạc sĩ, sinh viên sẽ đi làm thêm vài năm để tích lũy kinh nghiệm trước khi bước vào bậc học tiế theo- Bậc tiến sĩ.
Phần lớn trường Đại học tại Mỹ đều yêu cầu sinh viên phải có bằng Thạc sĩ rồi mới được học lên tiến sĩ . Tuy nhiên, vẫn có một số trường không yêu cầu, mà có thể học thẳng lên tiến sĩ. Đối với sinh viên quốc tế, các bạn sẽ mất từ 4-5 năm để hoàn thành bậc học này. Trong 2 năm đầy tiên của chương trình, sinh viên vẫn học tập lý thuyết trên lớp và trình bày các bài thuyết trình.. Năm học tiếp theo, sinh viên sẽ phải tập trung vào nghiên cứu và viết luận án. Sinh viên cần phải đảm bảo rằng đề tài mà các bạn lựa chọn chưa được ai nghiên cứu trước đây.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục tại Mỹ. Hợp Điểm mong rằng qua bài viết này, quý phụ huynh và các bạn học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về nền giáo dục ở xứ sở cờ hoa. Phụ huynh và các bạn học sinh hãy tìm hiểu thật kỹ để có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn nhất cho mình.