Chương trình Advanced Placement (AP) và International Baccalaureate (IB) đều là những chương trình dành cho bậc Trung học Phổ thông (THPT) giảng dạy khoá học hệ đại học (ĐH ), giúp học sinh có được tín chỉ Đại học ngay khi nhập học. Vậy sự khác biệt giữa AP và IB là gì? Chương trình nào sẽ hấp dẫn hơn, và chương trình nào sẽ giúp có được cơ hội vào các trường Đại học đứng đầu nhiều hơn? Hãy cùng Hợp Điểm tìm hiểu ngay thôi nào!
Chương trình AP được xây dựng tại Mỹ để giúp học sinh THPT chuẩn bị cho bậc Đại học, bằng cách học những khoá học nâng cao, không giới hạn số lượng. Học sinh có thể chọn một hoặc nhiều hơn các lớp AP, phụ thuộc vào trường, lịch học và mục tiêu học tập.
Trái lại, chương trình IB được xây dựng tại Thuỵ Sỹ, và là một chứng chỉ được công nhận quốc tế. Để đạt được chứng chỉ này, học sinh cần học một số lượng môn nhất định những khoá học được chỉ định.
Hơn 2 triệu học sinh tham gia khoá thi AP vào năm 2014, nhưng chỉ khoảng 135,000 tham gia khoá IB. Hơn nữa, theo AP, hơn 30% học sinh trường THPT công lập tại Mỹ tham gia ít nhất 1 khoá thi AP. IB lại hiếm hơn bởi các trường không có đủ lớp học cho chứng chỉ IB để có thể áp dụng chương trình học này.
IB chú trọng vào kĩ năng viết và tư duy phản biện. Chứng chỉ IB cũng yêu cầu bài luận dài theo tiêu chuẩn Đại học, cùng với đó là các yêu cầu về hoạt động ngoại khoá.
Ngược lại, chương trình AP tập trung vào nội dung của chương trình học cho học sinh và kiểm tra hiểu biết về những kiến thức ấy trong bài kiểm tra.
Học sinh sẽ phải mất $172 để đăng kí mỗi năm và thêm $119 phí kiểm tra. Với khoá AP, học sinh chỉ phải mất $94 phí kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều trường có chương trình hỗ trợ tài chính và các chương trình học bổng miễn trừ học phí, nên số thực phí có thể ít hơn. Tuy nhiên, mức phí này vẫn ít hơn số tiền bỏ ra để học các môn tương tự tại Đại học!
Học sinh có thể tham gia khoá thi AP mà không cần tham gia hay đăng kí lớp học nào, nhưng không thể với chương trình IB. Nếu thông thạo một ngoại ngữ nào đó mà không có trong danh sách các môn học tại trường, hay muốn tự học các môn ngoại khoá như Nghệ thuật, chương trình AP sẽ có tính linh động hơn.
Cùng với đó, chương trình IB cung cấp khoá học mang tính chuẩn mực hơn. Để có được chứng chỉ IB, học sinh phải tham gia ít nhất 3 khoá học cao cấp. Các khoá học của AP thì đều ở mức độ ngang bằng, tuy có một số môn như Giải tích hay Vật lí, có thêm lựa chọn về cấp độ. Hầu hết các trường ĐH sẽ cho học sinh tín chỉ cho các khoá kiểm tra AP hay khoá IB cấp độ cao, nhưng không cho tín chỉ đối với một số khoá kiểm tra IB cấp độ tiêu chuẩn.
Thực tế, các trường Đại học không ngay lập tức coi kết quả khoá học AP hay IB là ấn tượng hơn trong hồ sơ. Do chương trình IB hiếm hơn, các trường Đại học không thể lấy việc không tham gia chương trình IB là điểm trừ. Thêm đó, có sự khác biệt rất lớn về cách dạy và chấm điểm các khoá AP và IB tại các trường THPT trên khắp cả nước.
Bởi lí do này, các trường Đại học, đặc biệt là các trường có yêu cầu tuyển sinh cao, chỉ muốn xem học sinh đã tham gia khoá học có trình độ cao hơn tại trường THPT hay chưa.
Tuy nhiên, nếu học sinh có lịch hoạt động ngoại khoá hay phải tham gia các hoạt động về học thuật cũng sẽ không bị đánh giá thấp khi không theo đuổi các chứng chỉ này.
Một điều luôn cần nhớ đó là, chứng chỉ AP chứng tỏ học sinh đã thử thách bản thân trong mọi lĩnh vực của các môn học, còn với chương trình IB có thể chỉ chọn những môn thế mạnh của mình. Các trường ĐH sẽ để ý tới điều này. Nếu có thể, hãy chọn những lớp học AP ở các lĩnh vực khác nhau trong khi đó tập trung vào các môn học thực sự đam mê.
Trong phần lớn các trường hợp, nếu học sinh có điểm thi cao – ví dụ 7 của IB hay 5 của AP thì sẽ nhận đưọc tín chỉ của môn học đó.
Tuy nhiên, các khoá học nâng cao của IB thường được chấp nhận bởi các trường ĐH, còn các khoá tiêu chuẩn thì không chắc chắn. Trái lại, các khoá học AP thường ở cùng một cấp độ. Nên nếu chọn 3 khoá học nâng cao và 3 khoá học tiêu chuẩn của chương trình IB vẫn có thể nhận ít tín chỉ hơn so với việc chọn học 6 khoá học AP.
Hơn nữa, rất nhiều trường Đại học có những khác biệt nhỏ về số lượng tín chỉ cho chương trình AP và IB, điều này sẽ ảnh hưởng tới quyết định theo học chương trình nào.
Ví dụ như tại Stanford, danh sách tín chỉ cho các môn IB và AP thường bằng nhau, với các môn ngôn ngữ, toán hay vật lý. Trường UC Boulder thường xem trọng điểm số của các bài kiểm tra ngôn ngữ của chương trình AP hơn là IB. Một số thì lại cho nhiều tín chỉ hơn với các môn IB, như ĐH Michigan.
Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về chính sách nhận tín chỉ từ các trường Đại học mong muốn.
Kết Luận:
Việc học chương trình AP hay IB đều sẽ làm đẹp hồ sơ vì nó sẽ chứng tỏ rằng học sinh đang thử thách bản thân mình với những khóa học mang trình độ ĐH.
Điểm tóm tắt cần nhớ khi đưa ra lựa chọn là: