Khi đề cập đến vấn đề nên đi du học Mỹ hay Canada thì phải so sánh trên rất nhiều khía cạnh mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Trên thực tế, chỉ trừ một số ít các bạn trẻ đã xác định rõ cho mình ngay hướng đi từ đầu còn đâu phần lớn học sinh, sinh viên quốc tế thường phân vân khi đứng giữa hai lựa chọn du học Canada và Mỹ bởi bằng cấp nhận được khi du học ở hai quốc gia này là như nhau, chất lượng giáo dục đều xếp TOP đầu trên thế giới… Hãy cùng Hợp Điểm tìm hiểu thêm một vài thông tin để giúp bạn có các nhìn tổng quan hơn và từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn cho mình nhé.
Để biết nên đi du học Mỹ hay Canada trước hết bạn cần xét đến những điểm nổi bật của mỗi quốc gia, sau đó cân nhắc xem nơi đâu có chương trình đào tạo phù hợp với mong muốn, dự định của bản thân
Sở hữu nhiều ngôi trường có quy mô lớn và danh tiếng ở tất cả các cấp bậc từ THPT, Cao đẳng, Đại học, trong đó phải kể đến những các trường ĐH danh giá như: đại học Harvard, Viện công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford…
Phương pháp giảng dạy khoa học cùng hình thức giáo dục đại cương đảm bảo sinh viên có thể nắm chắc các kiến thức chuyên ngành lẫn các lĩnh vực có liên quan đến ngành đào tạo.
Đa dạng sự lựa chọn về ngành học, trường học, bởi hệ thống trường học tại Mỹ nằm ở mọi ngóc ngách từ thành phố Las Vegas nhộn nhịp đến cả sa mạc khô cằn hay là nơi đồng bằng tuyết phủ.
Là quốc giá có sự đầu tư cho giáo dục nhiều nhất trong các nước thuộc nhóm G8, chất lượng giáo dục cao, tập trung đào tạo thực hành song song lý thuyết
Mức học phí tiết kiệm hơn so với du học Mỹ
Có nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế trong quá trình du học lẫn sau khi tốt nghiệp. Cụ thể như chính phủ Canada cho phép du học sinh ở lại Canada sinh sống và làm việc trong vòng 1-2 năm tùy chương trình
Môi trường sống học tập thân thiện, người dân gần gũi, có cơ hội trau dồi thêm tiếng Anh và tiếng Pháp
Yếu tố tiếp theo bạn cần so sánh trước khi đưa ra quyết định nên du học Mỹ hay Canada? Chính là hệ thống giáo dục, bạn có thể tham khảo những thông tin so sánh Hợp Điểm tổng hợp dưới đây
Mỹ:
– Trường phổ thông nội trú
– Trường Cao đẳng cộng đồng
– Trường CĐ/ĐH tư thục
– Trường CĐ/ĐH công lập
– Học viện công nghệ
Canada:
– Trường trung học tư thục và công lập
– Trường Cao đẳng nghề
– Trường CĐ/ĐH tư thục
– Trường CĐ/ĐH công lập
– Học viện công nghệ
– Các trường dạy ngoại ngữ cho học sinh quốc tế
=> Nhìn chung hệ thống giáo dục Mỹ và Canada không có sự khác nhau nhiều, tuy nhiên tại Mỹ ở bậc THPT sinh viên quốc tế chỉ được phép học tại hệ thống các trường công trong 1 năm đầu, sau đó phải chuyển sang trường tư thục để hoàn thành nốt chương trình đào tạo. Còn ở Canada sinh viên quốc tế du học theo diện SDS có thể học tại tất cả các trường Trung học, Cao đẳng hay Đại học ở Canada.
Mỹ:
- Dự bị Đại học: 1 năm
- Cao đẳng: 2 năm
- Đại học: 4 năm
- Thạc sĩ: 1 – 2 năm
- Tiến sĩ: 3 – 6 năm
Canada:
- Dự bị Đại học: 1 – 1,5 năm
- Cao đẳng: 1 – 3 năm
- Đại học: 2 – 4 năm
- Thạc sĩ: 1 – 3 năm
- Tiến sĩ: 3 năm
=> Thời lượng của các chương trình đào tạo của 2 nước khá tương đồng và không có sự chênh lệch. Nếu có chủ yếu phụ thuộc tùy vào ngành học, trường học.
Đánh giá về Mỹ và Canada trên phương diện giáo dục, chắc chắn 2 quốc gia này không thiếu những cái tên ưu tú nằm top các trường đại học tốt nhất thế giới. Trong khi Canada có ba đại diện lọt vào top 50 toàn cầu, vinh dự xếp thứ 7 trong top 20 quốc gia có nền giáo dục thành công nhất thế giới thì Mỹ lại nằm trong Top 10 hệ thống các nền giáo dục thành công nhất thế giới, với sở vật chất giáo dục tại các trường luôn thuộc hàng top hiện đại và chất lượng cao.
Nếu sinh viên đưa ra lựa chọn nên đi du học Mỹ hay Canada dựa trên sự so sánh về yếu tố chất lượng đào tạo, tốt nhất sinh viên nên tìm hiểu thêm xếp hạng các trường đại học theo ngành học, bởi yếu tố này tùy thuộc vào từng ngành học, lĩnh vực cụ thể mà tại Mỹ hoặc Canada sẽ có những ngôi trường đào tạo chất lượng hơn.
Tại Mỹ mức học phí trung bình cho từng bậc học như sau:
Trung học Phổ thông: 15,100 – 21,200 USD/năm.
Chương trình Cao đẳng: 12,000 – 30,000 USD/năm.
Chương trình Đại học: 25,000 – 50,000 USD/năm.
Chương trình sau Đại học: 15,000 – 40,000 USD/năm
Học phí trung bình tại các trường Canada:
Trung học Phổ thông: 12,000 – 21,000 CAD/năm.
Chương trình Cao đẳng/Đại học: 9,000 – 40,000 CAD/năm, tùy từng ngành học
Chương trình Sau Đại học: 11,000 – 14,000 CAD/năm.
Lựa chọn du học Mỹ hàng tháng sinh viên quốc tế cần chuẩn bị khoảng 1800 USD/ tháng tương đương 42 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí hàng tháng. Trong khi đó khoản phí này sẽ ít hơn một nửa nhiều nếu du học tại Canada, trung bình chỉ dao động từ 850-1000 CAD/tháng tương 15-20 triệu đồng
Quy định làm thêm chính phủ Canada cho phép du học sinh đi làm các công việc trong và ngoài trường với thời gian tối đa 20 giờ/tuần trong kỳ học và toàn thời gian vào các kỳ nghỉ. Còn ở Mỹ dù cho phép thời lượng làm thêm giống Canada những sinh viên quốc tế chỉ được phép làm thêm trong trường. Điều này chính là một trong những lý do khiến nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn xứ sở lá phong đỏ khi đứng trước câu hỏi “nên đi du học Mỹ hay Canada?’
Tương tự về chính sách việc làm thêm thì cơ hội ở lại làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên du học Canada cũng rộng mở hơn Mỹ. Bởi tại quốc gia này đang bị thiếu hụt nhân lực nên cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế rất nhiều, nhất là với những bạn du học các ngành công nghệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục mầm non, nhà hàng khách sạn… Trái lại tại Mỹ chỉ có các ngành STEM, kinh doanh đang thiếu nhiều nhân lực… nhưng mức độ cạnh tranh xin việc lại khá khốc liệt, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Chính sách định cư tại Mỹ rất nghiêm ngặt, bởi hiện nay đất nước này đang cố gắng giảm bớt số người nhập cư. Thông thường sinh viên Việt Nam du học Mỹ sẽ theo diện visa F1, với loại visa này sau khi hoàn thành khóa học sinh viên chỉ được phép ở lại Mỹ thêm 60 ngày, riêng visa M–1 và J– 1 chỉ có thời hạn 30 ngày. Nếu không muốn buộc phải trở về Việt Nam trước khi hết thời hạn quy định, bạn cần chuyển sang VISA lao động và dù bạn ở Lại Mỹ làm việc theo diện visa lao động nào thì đều không có thời lượng là vĩnh viễn
Khác với Mỹ, chính phủ Canada luôn mong muốn thu hút nguồn lực có chuyên môn tay nghề cao từ các quốc gia khác nên chính sách định cư, ở lại sau tốt nghiệp khá dễ thở. Theo đó sinh viên quốc tế có thể ở lại làm việc tại Canada trong vòng 3 năm. Sau đó nếu vẫn muốn có thêm thời gian ở lại và định cư bạn hoàn toàn có thể chuyển sang visa lao động thông qua việc kí hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất 1 năm với một doanh nghiệp hay tổ chức nào đó. Tùy từng tỉnh bang chính sách định cư tại Canada dành cho sinh viên quốc tế sẽ không giống nhau.
Qua bài viết này, Hợp Điểm mong rằng bạn sẽ có cái nhìn khách quan nhất cho sự lựa chọn của mình nhé. Nếu còn băn khoăn về quyết định của mình hãy liên hệ ngay ApplyZones để nhận được những tư vấn tốt nhất.