Từ sau cái chết của Lý Quang Diệu, những thành tựu mà ông để lại luôn là chủ đề nóng của những cuộc thảo luận trên toàn cầu. Nhưng ít ai để ý đến, một trong những thành công lớn nhất của ông cùng những người kế nhiệm ông đã cùng nhau làm nên, sự đầu tư đúng đắn vào nền giáo dục. Chiến lược của ông, như ông vẫn tự nhận xét, là một chiến lược nhằm đầu tư phát triển nguồn tài nguyên sẵn có của Singapore, không gì khác chính là con người nơi đây.
Ngày nay, Singapore luôn được xếp hạng trong top những quốc gia có thành tích học tập xuất sắc nhất, theo đánh giá của Chương trình Đánh giá sinh viên quốc tế về Hợp tác và Phát triển. Hơn thế nữa, mặc dù chỉ là một tiểu quốc với năm triệu dân, Singapore tự hào có hai trường Đại học nằm trong top 75 trên toàn thế giới, theo đánh giá mới nhất của Times Higher Education World University Rankings, ngang với Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu của giới chuyên môn và thông qua làm hàng loạt các bảng xếp hạng về học thuật đã chỉ ra rằng học sinh Singapore thông minh hơn đa phần học sinh tại châu Âu và Bắc Mỹ.
Với những người mới, cần nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục của Singapore không được thiết kế bởi Lý Quang Diệu và các đồng nghiệp của ông. Thay vào đó, nền giáo dục này được dựng nên dựa trên một nền tảng vững chắc, được kế thừa từ giai đoạn Singapore làm thuộc địa của Anh. Khác hẳn với những người cùng thời, Lý Quang Diệu không ngại bước theo những con đường mòn, chỉ cần điều đó giúp ông trong sự nghiệp xây dựng quốc gia.
Và con đường này một cách rõ ràng, là nền giáo dục quốc gia. Nhiều tổ chức giáo dục ra đời vào khoảng thời gian trước lúc Singapore dành được độc lập, như Đại học Quốc gia Singapore (1905), học viện Raffles (1823), Anglo- Chinese (1886). Hơn thế nữa, chương trình giáo dục trung học của Singapore được xây dựng trên nền tảng là trình độ O- level và A- level của Anh (bao gồm một số điều chỉnh để phù hợp hơn với hệ thống giáo dục Singapore). Singapore tập trung phát triển về con người – giáo viên và học sinh, song hệ thống máy móc trang thiết bị cũng được đầu tư kỹ càng.
Học sinh tại trường Trung học Công lập Quốc Tế Anglo- Chinese School (International), Singapore
Hệ thống giáo dục Singapore không ngừng phát triển. Từ việc áp dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ngoài tiếng mẹ đẻ như Mã Lai, Tamil), cho đến việc tập trung phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), Singapore đã nhanh chóng thúc đẩy những chiến lược giáo dục mà cho đến ngày nay, các nhà hoạch định chính sách mới bắt đầu phát triển.
Lý do Singapore lựa chọn tiếng Anh nằm ở yếu tố lịch sử và sự đa dạng trong sắc tộc dẫn đến cần một ngôn ngữ thống nhất chung. Nhưng một phần cũng bởi sự tiên đoán về sự lên ngôi nhanh chóng của tiếng Anh trong việc giao lưu kinh tế, khoa học toàn cầu, và khi đã trở thành ngôn ngữ chung, nó sẽ kéo dài hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ. Về vấn đề này, Lý Quang Diệu đã đi ngược lại những nhà lãnh đạo cùng thời, ông và những người bạn đồng nghiệp đã quyết định sử dụng một ngôn ngữ toàn cầu trong một quốc gia toàn cầu.
Đối với người cha của Singapore, nền giáo dục của tiểu quốc này đã vươn xa hơn là sự giảng dạy bình thường. Như ông đã từng khẳng định vào năm 1977: “Định nghĩa của tôi về một người có học thức là một người không bao giờ ngừng học tập và muốn học”.
Du Học Hợp Điểm – Đại diện tuyển sinh duy nhất tại Việt Nam của trường Trung học Công lập Quốc Tế Anglo- Chinese School (International), Singapore