Bạn luôn là người cập nhật những hot trend mới nhất? Bạn đang sở hữu tài khoản Instagram hoặc Tiktok từ trước khi những trang mạng này đang HOT trong giới trẻ? Bạn yêu thích viết lách và luôn bắt kịp những thông tin mang tính “viral” trên mạng xã hội? Nếu bạn trả lời “Đúng” cho tất cà những câu hỏi trên thì xin chúc mừng, bạn rất phù hợp với ngành Truyền thông nhé. Hãy cùng theo chân Hợp Điểm tìm hiểu xem học truyền thông là gì và cần những tố chất gì để thành công trong ngành này nhé!
Ngành Truyền thông là gì?
Truyền thông là một trong những ngành học hấp dẫn sinh viên nhất hiện nay. Đây chính là ngành chiếm vị trí rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội 4.0 hiện đại. Một công ty muốn quảng bá thương hiệu, một doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng tin dùng sản phẩm của mình,… tất cả đều phải nhờ đến truyền thông. Vậy ngành truyền thông thực chất là gì? Truyền thông là một thuật ngữ chỉ sự kết hợp của các môn học và các kỹ năng trong giao tiếp công chúng với kiến thức xã hội.
Khi theo học ngành Truyền thông, các bạn sẽ được tiếp cận việc truyền đạt thông tin, lên kế hoạch quảng bá, xây dựng thông điệp hoặc phân tích tâm lý khách hàng,… Ngoài ra, sinh viên cũng cần tìm hiểu thêm những vấn đề liên quan đến đạo đức, chính sách và pháp luật liên quan trực tiếp đến truyền thông, lịch sử truyền thông, và tình trạng thực tế của ngành trong thời đại số hóa. Bên cạnh đó, một khi theo đuổi ngành truyền thông, bạn phải chắc chắn mình là một người nhạy với những xu hướng, bắt kịp hot trend và công nghệ cũng như những thông tin mới nhất.
Học truyền thông sẽ học những gì?
Phần lớn các khóa học về Truyền thông được giảng dạy bằng sự kết hợp giữa các môn học lý thuyết và các hoạt động thực tiễn nhằm mang đến cho sinh viên vốn hiểu biết sâu rộng về ngành truyền thông ngày nay. Cụ thể,
- Năm thứ 1: Hầu hết các sinh viên sẽ học các môn nền tảng về ngành học như: Nguyên lý cơ bản về truyền thông, vai trò của truyền thônd đối với xã hội, khái quát về ngành công nghiệp truyền thông, kỹ năng viết và ngôn ngữ,…
- Những năm học tiếp theo, tùy vào sở thích, thế mạnh và năng lực của mình mà các bạn sinh viên sẽ lựa chọn một chuyên ngành cụ thể để theo học.
Học truyền thông xong ra làm gì?
- Truyền thông đang là một trong những ngành Hot nhất hiện nay do đó nên nhu cầu nhân lực rất cao. Một số vị trí trong ngành truyền thông mà bạn có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp như:
- Báo chí: Sinh viên có thể làm nhà báo, phát thanh viên, biên tập viên đài phát thanh và truyền hình,… Phần lớn những nhà báo sẽ chuyên về 1 lĩnh vực cụ thể như thể thao, du lịch, giải trí hoặc chính trị,… Các kỹ năng quan trọng nhất của ngành báo chí đó là tìm kiếm thông tin, nghiên cứu và trình bày câu chuyện thông qua con chữ, nội dung phát sóng.
- Copywriter: Sinh viên sẽ sử dụng ngôn ngữ để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, các ý tưởng,… của mình, bao gồm cả việc nội dung quảng cáo, nội dung tờ rơi hay các ấn phẩm, kịch bản cho quảng cáo truyền hình, phát thanh. Để có thể đảm nhiệm vị trí này, đòi hỏi các bạn phải có sự tinh tế trong từng con chữ, sự sáng tạo và khả năng làm việc theo deadline.
- Marketing: Tốt nghiệp ngành Truyền thông, các bạn có thể vận dụng kiến thức để xác định đối tượng, mục tiêu và đưa ra những chiến lược marketing phù hợp để quảng bá sản phẩm của mình. Khi xác định theo ngành Marketing, bạn cần có kỹ năng sáng tạo và phân tích, phân tích thị trường, đối tượng, quản lý ngân sách,…
- Quan hệ công chúng (PR): Một khi xác định theo hướng PR, sinh viên sẽ phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật số và kiến thức truyền thông bạn đã học để thiết lập và quảng bá hình ảnh, danh tiếng của công ty. Bên cạnh đó, các bạn sẽ phải làm việc với các cơ quan báo chí, đơn vị đối tác để quản lý hình ảnh của công ty mình.
- Truyền thông kỹ thuật số: Mỗi ngày, công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số mới liên tục được ra mắt và cập nhật. Vai trò của bạn trong lĩnh vực này đó là quản lý truyền thông, quản lý dự án, thiết kế tương tác với khách hàng,…
Tố chất cần có của một người làm truyền thông là gì?
- Sự nghiêm túc và tập trung: Bạn phải nghiêm túc với ý tưởng và hiểu được khách hàng cần gì. Thông tin, thông điệp bạn muốn truyền đạt phải ngắn gọn, rõ ràng và hợp thị hiếu
- Hiểu rõ đối tượng, khách hàng của mình: Hiểu chính xác ai sẽ là đối tượng của mình và từ đó sử dụng cách nói, ngôn ngữ sao cho phù hợp
- Thu hút sự chú ý: Phần lớn sự thành công của chiến dịch truyền thông là sự chú ý của khách hàng. Chú trọng vào nội dung và tìm cách để khách hàng tập trung vào nội dung của mình.
- Chuẩn bị kỹ càng: Luôn luôn chuẩn bị cẩn thận nội dung sao cho lôi cuốn và thu hút nhất có thể, phải luôn chuẩn bị phương án dự phòng.
- Luôn đánh giá bản thân: Trong quá trình thực hiện, luôn đáng giá bản thân. Xem lại từng chút một, lắng nghe những lời nhận xét từ mọi người xung quanh thậm chí cả những lời phê bình mang tính xây dựng.
Xem thêm: Du Học Úc Ngành Truyển Thông Tại Đại Học DEAKIN – Một Sự Lựa Chọn Nhiều Hướng Phát Triển
Hợp Điểm mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có cái nhìn bao quát hơn về ngành Truyền thông. Nếu các bạn mong muốn chinh phục ngành học hot hit này tại một đất nước khác, hãy liên hệ Hợp Điểm để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhé.