1. Em đang rất mông lung về tương lai liệu ngành nào sẽ là ngành mà em nên theo đuổi, năm nay lên lớp 11 rồi nên em thực sự không còn nhiều thời gian để chần chừ, em mong các vị diễn giả sẽ giải đáp thắc mắc và gợi ý cho em.
2. Làm sao để tìm ra ngành nghề phù hợp?
3. Cách nhận diện điểm mạnh và nghề phù hợp cho bản thân?
Ông Ngô Anh Phong trả lời
Trường hợp của tôi khá đơn giản vì… từ lúc học Trung học phổ thông ở lớp 10 đã có ý thích học ngành điện! Rất thích học các môn Vật Lý và Toán. Ở nhà thường mở radio, bàn ủi ra để coi hoặc sửa. Thay và gắn các bóng đèn điện trong nhà,…
Câu 1: Gợi ý về ngành điện.
Câu 3: Dựa vào điểm các môn học và sở thích cùng khả năng! Có người biết sớm, có người chọn trật rồi lúc đi học hoặc học xong rồi khí ra làm việc mới tìm ra được điểm mạnh và ngành nghề hợp với mình.
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời
Sau đây là những bí quyết chọn nghề cho những ai chưa có định hướng rõ rệt, theo ý cô. Cô sẽ cho thí dụ từ kinh nghiệm bản thân cô đã đi qua cho từng bí quyết này để em hiểu rõ ý cô, để có thể dựa vào đó nghĩ về em và tìm câu trả lời cho từng bí quyết cho em:
a) Cô đã không tìm hiểu học nghề này có gì hay
Cô đã học để có bằng cấp ra trường nên không tò mò, tìm hiểu nghề này có gì hay, thí dụ qua đó cô biết được liên quan giữa thực phẩm và sức khỏe, thí dụ rau quả nào có chất bổ gì, tại sao sau khi cắt trái cây (cam, soài v.v…) nên ăn liền, không nên để lâu ngoài không khí thì không tốt điều gì, làm sao chế tạo thực phẩm để lâu mấy tháng mà vẫn giữ được lâu và vẫn có chất bổ dưỡng v.v..?
b) Cô tuy giỏi lý thuyết về toán, vật lý, hóa học nhưng hoàn toàn không có thực hành nên khi vào trường phải làm thực tập trong phòng thí nghiệm vật lý, hóa học cô rất bở ngở, không hiểu mục đích của bài tập và cách thực hiện nên cô rất sợ.
Vì hai điểm trên nên cô học mà không có gì lý thú, không có niềm vui, không muốn tìm hiểu, khám phá, lúc nào cũng thây nặng nề, căng thẳng.
Khi ra trường cô không tìm được việc làm trong ngành đã học nên tìm cách học tiếp tục để tìm được việc làm. Lần này cô tìm hiểu kỹ qua văn phòng cố vấn ngành nghề, biết rõ nội dung ngành học và công việc khi ra trường. Cô tìm được ngành Information Technology (IT) và sau khi cân nhắc, cô thấy ngành này thích hợp với mình và chọn học IT. Cô đã theo nghề này hơ 20 năm, rất say mê và gặt hái nhiều kết quả, kinh nghiệm tốt.
Hơn 20 năm sau, cô chọn học nghề giảng viên vì cô có hoài bão truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho thế hệ trẻ, cô muốn học phương pháp giảng dạy (cách khuyến khích học viên phát biểu, phản biện v.v…) để học viên thấm nhuần tốt nhất điều mình muốn truyền đạt, phát huy sáng kiến. Nhờ ý thích và ước mơ này, cô đã học và thực hành nghề giảng viên một cách say mê, tò mò, tìm hiểu để tìm học cái mới và hết lòng giảng dạy, vui khi học viên thích học với mình và đạt kết quả tốt.
Để có kinh nghiệm thực hành: Nếu trường em đang theo học có dạy làm thí nghiệm các môn thì em cố gắng theo dõi, tìm hiểu và tự tay làm những thí nghiệm. Nếu không có cơ hội làm thí nghiệm thì nên tìm cơ hội liên hệ các xí nghiệp, công ty, qua thông tin trên mạng, sách vở để biết rõ thực hành nghề nghiệp là gì. Ở đó có nhiều bài tập thí nghiệm em có thể tự tay thực hiện, qua đó em có thể khám phá những điều mới mẻ, khám phá sở thích mà trước đó mình chưa có. Nói chung em nên tìm cách học qua thực hành.
Để biết cách rèn luyện kinh nghiệm thực hành, khám phá say mê, ý thích, cô giới thiệu em quyển sách này của TS Nguyễn Kim Mai Thi đã sáng tác và phát hành ở Đức quyển "Ngộ quá cái gì cũng Hóa". Sách này là Bestseller ở Đức và được dịch nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt và đang nhận nhiều độc giả tại Việt Nam mến mộ tìm đọc. TS Mai Thi rất thành công và nổi tiếng ở Đức, đã nhận nhiều huy chương vinh danh của Đức, trong đó có huy chương cao nhất của Đức được tổng thống Đức trao tặng cho những ai có công lớn cho nước Đức.
Từ kinh nghiệm trên, cô tìm ra hai bí quyết quan trọng khi chọn nghề, đó là:
+ Tìm hiểu nghề phải làm gì
+ Cái hay của nghề
Bên cạnh đó, em cần phải biết:
+ Đòi hỏi của nghề, khó khăn có thể gặp phải
+ Khả năng mạnh, yếu của mình
Khi làm nghề giảng viên, cô phải nói chuyện trước nhiều sinh viên. Vì trước đó, cô đã làm việc nhiều năm và quen báo cáo, thuyết trình trước nhiều người nên đây là điểm mạnh của cô.
Điểm yếu của là thiếu kinh nghiệm học thực hành, khi học nghề công nghiệp thực phẩm, nên rất khổ sở khi vào phòng thí nghiệm. Nhưng nhờ cô bền chí và được bạn bè đồng hương giúp đỡ, nên cô đã thi đậu các bộ môn khó này.
Để khám phá điểm mạnh, yếu của mình, em hãy viết lên giấy những điểm nào em đã thực hiện tốt, có ý thích và không tốt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Thí dụ điểm mạnh: Phát biểu trước nhiều người, giải đúng nhiều lần các bài toán một cách dễ dàng. Thí dụ điểm yếu: Thiếu thực hành trong các bài tập vật lý, hóa học, nói và nghe yếu khi học anh ngữ.
+ Nơi học
Cô đã chọn du học sang Đức là một đất nước mạnh về kỹ thuật. Cô đã chọn theo ngành học kỹ sư vì, như đã nói ở trên, được cha mẹ khuyến khích học tập, có tính tự lập, có khả năng về toán, vật lý, hóa học (dù chỉ lý thuyết) nên không ngại chọn ngành học kỹ sư ở Đức, nơi mà hai anh của cô cũng đang theo học.
Du học là một hướng đi rất nên được em đề cập khi chọn nghề. Ở nhiều nước tiên tiến, cơ hội chọn ngành học và có việc làm khi ra trường theo ý thích, khả năng, thị trường khá cao. Dĩ nhiên hướng này đòi hỏi nhiều điều kiện mà bản thân em phải đáp ứng: Tính tự lập, ham học hỏi, thích khám phá, không ngại thử thách, giỏi ngoại ngữ, ít nhất Anh ngữ v,vv…Ở Đức có nhiều Đại học công lập miễn học phí, khi theo học nghề thì được học nghề tại các công ty, xí nghiệp 4 ngày trong tuần, học lý thuyết 1 ngày trong tuần, điều đặc biệt là được trả lương đủ để sống. Hệ thống bảo hiểm sức khỏe cho học sinh nghề, sinh viên rất tốt và rẻ.
+ Thị trường, tương lai, triển vọng
+ Thu nhập
+ Nhu cầu, bổ túc,phát triển nghề
Khi cô chọn nghề Công Nghiệp thực phẩm, cô nghĩ sẽ về nước phục vụ cho VN với nhiều rau quả, nhưng ngoài ra cô không tìm hiểu thị trường cần nghề này không, thu nhập bao nhiêu và tương lai sẽ ra sao. Sau khi ra trường ở Đức, cô không tìm được việc làm cho nghề này nên đã quyết định học thêm nghề khác là IT, lúc đó bắt đầu phát triển và có triển vọng tốt. Sau khi tốt nghiệp cô theo nghề này hơn 20 năm. Sau đó cô đã quyết định chuyển sang nghề giảng viên đại học về bô môn then chốt cho mọi ngành (softs kills, management skills) vì lúc đó phong trào đại học cần nghề này bắt đầu phát động mạnh.
Vì vậy, khi đi làm hoặc không tìm được việc làm, cô khuyên nên tìm cách học tập tiếp tục để phát triển nghề và không nản chí.
Xuất phát từ nhiều nguồn trên mạng, các nghề sau đây có thể tìm được việc làm tốt trong 5 năm tới:
Công nghệ thông tin
Ngôn ngữ Anh
Quản trị kinh doanh
Marketing
Kiến trúc, xây dựng
Công nghệ thực phẩm
Du lịch, quản lý khách sạn
Điện, cơ khí, hóa
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Môi trường và bảo vệ môi trường
Nhìn chung, theo cô, việc chọn nghề sẽ khá thuận lợi nếu em đáp ứng được tốt các yếu tố này:
Từ bản thân |
Từ bên ngoài |
Động cơ, bền chí – Ý thích – Khả năng – Thích nghi |
Thị trường |
Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào có tính cách quyết định khi chọn nghề, nhất là khi mình không đáp ứng được tất cả những yếu tố này:
Để biết rõ và khám phá ý thích,khả năng em cần tìm hiểu rõ công việc của ngành nghề đó là gì, qua trải nghiệm, tìm hiểu, học hỏi những người đi trước, cân nhắc.
Thích nghi Thị trường:
Thế giới ngày nay và trong tương lai đòi hỏi chúng ta có sự bén nhạy để nhận ra nhu cầu, trào lưu phát triển của thị trường làm việc, để có thể kịp thời đáp ứng, thích nghi với hoàn cảnh, yêu cầu mới. Đặc biệt chúng ta đang đứng trước cơ hội, đồng thời cũng là thử thách của thời đại mới: Đó là PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG để bảo vệ môi trường và thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, tìm nguồn năng lượng mới, tái tạo vì các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu, than, khí sắp cạn kiệt và gây tổn hại lớn cho môi trường chúng ta đang sống, đến sức khỏe chúng ta vì các chất thải, rác rưởi độc hại. Yêu cầu này đòi hỏi các ngành nghề trong nhiều lãnh vực khác nhau, không chỉ ở lãnh vực Công Nghiệp ( Xã hội học, Nhân Văn, Kinh Tế v.v…) đều phải xem đó là trọng tâm để phát triển trong tương lai gần cũng như xa.
Do đó, dù học ngành nào đi nữa, em cần có kiến thức, hiểu biết về xu hướng phát triển Kinh tế Xanh, Kinh tế Số dùng Công Nghệ Thông Tin, Công nghệ số, dữ liệu để nhìn thấy hiện trạng thực tế mà có biện pháp thích ứng (Thí dụ: Làm sao sản xuất hàng hóa mà giảm xử dụng năng lượng, bớt dùng bao bì nhựa độc hại, giảm phế thải; các hoạt động online thay vì phải dùng phương tiện đi lại tốn kém năng lượng, tổn hại môi trường vì khí thải v.v…).
Sau đây là một số hướng dẫn chọn nghề cụ thể:
v.v…
Kinh tế, quản lý, kinh doanh
- Du lịch sinh thái, du lịch xanh
- KT học, KT số
- Kinh doanh khai thác CN Thông tin (CNTT)
- Thông tin địa lý, môi trường
- Quản lý tối ưu về xử dụng tài nguyên
- Ứng dụng CNTT trong KT: Địa lý, Môi Trường, Kinh Doanh, Sinh Học, phân tích dữ liệu kinh doanh
- Luật: Pháp lý luật, định hướng phát triển KT Xanh; các dự án tài trợ của Châu Âu.
Thí dụ: Làm bàn ghế cần biết nguồn gốc,không hại môi trường; tránh bóc lột lao động.
v.v…
Qua những phân tích trên, em nên nắm bắt cơ hội học liên ngành.
Q: Những ngành nghề nào phù hợp trong sự phát triển của thể giới trong tương lai?
Ông Ngô Anh Phong trả lời:
Có nhiều ngành trong đó phải kể tới ngành điện, điện tử! Ở Đức ngành điện, điện tử rất rộng có thể chia làm 2 hướng
a.) Điện Gồm có các lãnh vực
- tải điện năng, biến điện (các loại điện cao thế!) Phương pháp tải điện, các loại lưới điện, cột đèn cao thế,…
- Sản xuất điện năng qua các loại máy phát điện cho các nhà máy nhiệt điện (than, gas) , đập thủy điện, điện nguyên tử, điện mặt trời, điện gió,…
- Các loại động cơ điện Được xử dụng trong kỷ nghệ, bệnh viện, trong nhà, v..v.. (Động cơ chạy với điện 1 chiều, điện xoay chiều, điện 3 pha,…)
b.) Điện tử (điện nhẹ) trị số của dòng điện và điện thế thấp! Từ 24 Volt và 1,2 Ampere. Làm ra những mạch điện có chức năng điều khiển, tính toán…v.v…
c.) Điện Leistungselektronik áp dụng nhiều cho các máy Vestärker khuếch đại dòng điện đi qua các động cơ điện dùng trong lãnh vực điều khiển và điều chỉnh!
d.) Truyền tin dự trên lý thuyết điện cao tần
5. Các điều kiện để du học ở bậc đại học ở Đức, học sinh cấp 3 cần phải chuẩn bị những gì và cách học tập ở Đức ở bậc đại học dành cho học sinh nước ngoài?
Ông Ngô Anh Phong trả lời:
Chuẩn bị gì?
Về giấy tờ qua Hợp Điểm Học thi cho tốt, điểm càng cao càng dễ dàng cho việc chọn ngành và thi vào đại học sau này!
Cách học tập ở Đại Học ở Đức dành cho người nước ngoài
Tiếng Đức phải giỏi! Có 2 loại ĐH
a.) Uni, Hochchule nặng về lý thuyết, có thể học lên cao nghiên cứu, phát minh,…
b.) Fachhochschule (Đại Học Thực Hành) nghiêng về thực hành, ra trường được các hãng thích chọn! Vẫn có thể học lên cao (University, Hochchule) với hệ thống Bachelor và Master như hiện nay. Điểm lưu ý đặc biệt ở Đức là ở các trường Đại Học Thực Hành có hệ thống Dualsystem, vừa học ở trường về lý thuyết vừa đi học thực tiễn ở các hãng xưởng mình chọn, 2 ngày trong một tuần! Ngoài ra còn có hệ thống trường dạy nghề đào tạo các thợ chuyên môn Berufsschule! Điều kiện tối thiểu là bằng tốt nghiệp lớp 10!
Tên các trường đại học và trường dạy nghề tốt, có tiếng về ngành điện, điện tử sẽ bổ túc sau!
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:
Ở nước Đức nơi tôi đang sống, các bạn trẻ từ 16 tuổi có thể học nghề khoảng từ 2 đến 3 năm. Khi học các học viên vừa học lý thuyết ở trường vừa học thực hành ở xí nghiệp, công ty và được trả lương (khoảng 800 € - 1200 € / tháng).
Các nghề được đào tạo:
Kỹ thuật viên điện tử, cơ điện tử xe cơ giới
Chuyên viên CNTT
Trợ lý y tế
Nhân viên quản lý văn phòng
Nhân viên bán hàng
Thư ký công nghiệp
vv…
Q: Làm thế nào để có thể vừa học trên trường và vừa học đời khi đang học lớp 12?
Ông Ngô Anh Phong trả lời
Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người. Nếu gia đình khá giả thì chắc chỉ học ở trường! Nhưng cũng có thể học đời khi giao tiếp với bạn bè…v…v Nếu gia đình thuộc diện nghèo thì phải bắt buộc vừa học chữ vừa phải giúp đỡ cha mẹ trông em hoặc phụ bán buôn… Làm thế nào đây??? Phấn đấu làm việc bằng 2
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời
Nếu bạn trẻ ở VN có điều kiện và cơ hội có thể tìm việc làm ở các xí nghiệp, công ty, tham gia các hoạt động xã hội vào cuối tuần để thu thập kinh nghiệm làm việc nhóm, giao tiếp, kỹ năng tổ chức. Nếu làm việc ở xí nghiệp thì nên quan sát, tìm hiểu các hoạt động của xí nghiệp, chuỗi sản xuất, tạo quan hệ để học hỏi, phát triển nghề nghiệp về sau.
Quan trọng nhất là em phải phấn đấu cao, bền chí học tập và biết cách tổ chức, phân chia thời giờ, đặt ưu tiên điều gì trước, điều gì sau, điều gì không cần thì mạnh dạn bỏ đi và cố gắng thực hiện điều mình vạch ra. Chăm sóc sức khỏe.
Q: Nếu khi học cảm thấy muốn thay đổi nghề nghiệp phù hợp thì thế nào???
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời
Em chọn nghề phù hợp theo thông tin trong phần A, câu 1,2,3. Quan trọng nhất là khi em chuyển ngành học phù hợp thì cố gắng bền bỉ để học xong ngành này, tránh mất thời gian lần nữa vì đổi ngành học.
Q: Nên chọn ngành Data Science or AI Engineer?
A: Ông Hồ văn Tiến trả lời:
Vì tôi không biết em đang học ngành gì ở ĐH Kinh tế - Tài chính nên giả dụ hai trường hợp:
- Em đang học ngành kinh tế: Ngành Data Science sẽ là môn học đáng chọn thêm nếu em có ngành này. Vì sao? Vì nó sẽ bổ túc thêm về các phân tích, giải thích và suy ra các dữ liệu mới. Tuy vậy nó sẽ đòi hỏi em ở một số hiểu biết khá sâu về toán, xác suất thống kê và lập trình. Nếu em chọn ngành AI Engineer thì nó sẽ đòi hỏi em các kiến thức cần thiết nhiều hơn của ngành công nghệ thông tin và có thể nó đòi hỏi ở em một số cố gắng lớn hơn. Dù sao thì ngày nay dù ở ngành kinh tế hay tài chánh em cũng nên tự học lập trình, nếu được.
- Em đang học về công nghệ thông tin: Kiến thức về ngôn ngữ và các nguyên tắc, kỹ thuật để lập trình em sẽ được học. Khuynh hướng tự nhiên, em sẽ chọn về AI Engineer. Em sẽ được học tập trung về các phương cách, kỹ thuật của công nghệ thông tin áp dụng vào các ứng dụng khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo hơn là phân tích dữ liệu. Điều em cần lưu ý là không phải lúc nào các dữ liệu cũng đã được phân tích, đánh giá chính xác, em sẽ phải tự học thêm về toán ứng dụng của ngành xác suất thống kê và các phương pháp cơ bản nhằm phân tích và tổng hợp dữ liệu. Chỉ trong những ứng dụng có những dữ liệu lớn, phức tạp, thường em sẽ được các data scientist/engineer giúp.
Q: Cho em hỏi ngành khoa học ngành máy tính thì cơ hội việc làm như thế nào?Liệu xu thế trong tương lai có còn thịnh hành hay không?
A: Ông Hồ văn Tiến trả lời:
Theo sự hiểu biết của tôi, phần mềm xuất hiện ở mọi lãnh vực. Một thí dụ: ngành năng lượng tái tạo là một lãnh vực rất mới, còn rất nhiều điều cần nghiên cứu và thực hiện: trữ; tính toán, phân bố tối ưu các dạng năng lượng khác nhau tùy nhu cầu; theo dõi, phát hiện sự cố, điều chỉnh tự động, ... Em có thể tìm hiểu ở google lãnh vực này với từ khoá: power system analysis.
Chỉ trong một thí dụ trên cũng cho thấy không thể thiếu phần mềm, máy tính. Không kể đến các lãnh vực khác: y tế, môi trường, ... đang cần rất nhiều các ứng dụng.
Từ những quan sát trên, tôi chỉ có thể đoán là xu hướng của ngành là rất cần thiết, cần người.
Một người học khoa học máy tính hay làm về công nghệ thông tin sẽ tùy thuộc vào lãnh vực mình làm việc để phải tự học các hiểu biết của ngành mình làm. Ngoài việc phải tự học các kỹ thuật, hiểu biết của ngành công nghệ thông tin, em phải sẵn sàng tự học các lãnh vực áp dụng: kinh tế; năng lượng; quy trình sản xuất trong công nghiệp: xe hơi, đồ hộp,...; y tế; môi trường;...
Q: Xin hỏi ngành kỹ sư Hoá (KSH) là công việc gì ạ? Em muốn hiểu rõ về Chemical Engineering, mặc dù đã đọc các bài viết trên mạng nhưng em vẫn không thể nào hiểu rõ được ngành này. Thêm đó, em cũng muốn đi du học Châu Âu nhưng vẫn đắn đo không biết đây là nơi phù hợp để em học Chem Eng hay không (em cũng có quan tâm một chút về học phí nữa vì nhà em cũng không quá khá giả)
A: Công việc của KSH đa dạng và có thể làm việc trong nhiều lãnh vực. Thí dụ Đức, Mỹ.. trong các lãnh vực sau (Việt Nam tương lai nếu chưa có cũng sẽ tương tự vì là đối tác thương
Ngoài ra KSH cũng có thể hoạt động trong lĩnh vực luật lệ (bảo vệ môi trường, chỉ tiêu kỹ thuật..), cơ quan chính phủ (T.d. Quy trình cho phép xây nm Hóa) v.v…
Q: Em có nguyện vọng vào học ngành Chemical Engineering ạ. Câu hỏi của em là sau khi tốt nghiệp bậc ĐH ở VN có thể đi làm ở nước ngoài (cụ thể là Đức) có được không?
A: Các em trẻ sau khi tốt nghiệp bậc ĐH ở VN hoàn toàn có khả năng hay tạo điều kiện để đi làm ở nước ngoài (td. Đức) hay các hãng của nước ngoài đầu tư vào VN. Nước Đức hiện giờ thiếu hụt kỹ sư (hóa) rất nhiều từ mấy năm nay nên nếu điều kiện xuất ngoại làm việc (td. được một hãng Đức nhận có hợp đồng làm việc, Visa …) chắc sẽ không khó khăn. CP Đức hổ trợ người ngoại quốc làm việc và tạo điều kiện lãnh sự thuận tiện cho ở lại.
Tại Việt Nam, trên các mạng tìm việc (topCV, careerbuilder, vn.indeed.com v.v..) có nhiều công việc cho KSH trên cả nước phục vụ trong các ngành như dầu khí, sơn, nhựa, lab, viện nghiên cứu, giảng dạy …
Q: Trường nào ở Đức đào tạo ngành Kỹ thuật tốt?
A: Theo tài liệu tháng 9/2021 nước Đức có khoảng 130 Đại học (ĐH) và Cao đẳng kỹ thuật công lập:
Đai học kỹ thuật Đức trải đều khắp các tiểu bang (Đức có 16 tiểu bang), chất lượng tốt gần giống nhau, SV khi ra trường đều được các hãng xưởng công nhận. Một số ĐH kỹ thuật được biết đến nhiều trong ngành KSH thí dụ như:
SV theo học các trường ĐH ở Đức không phải đóng tiền học phí (ngoại trừ kéo dài thới gian học lâu), chất lượng đào tạo cao tương đương các nước phát triển (như Mỹ) nên là một điểm chọn của các SV ngoại quốc.
Chương trình đào tạo cấp ĐH tương tự như Mỹ, Anh:
Trong trường Cao đẳng kỹ thuật: Dualstudium (vừa học vừa thực hành trong công nghiệp)
Ngoài ra SV có thể theo học để thành kỹ thuật viên phòng thí nghiệm (Chemielaborant(In))
Bổ xung:
Tại Việt Nam, có khá nhiều các trường đại học uy tín và có chất lượng trên cả nước ngành công nghệ HH:
- Khu vực Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội hay ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội, ĐH Khoa học Thái Nguyên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên...
- Khu vực miền Trung: ĐH Vinh, ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, ĐH Nha Trang.
- Khu vực Nam: ĐH Bách khoa TP.HCM, Đại học KHTN - ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM,ĐH Tôn Đức Thắng, Đại học Nguyễn Tất Thành, ĐH An Giang …
Thời gian học kéo dài khoảng 4,5 năm. Chuơng trình cụ thể được thông báo trên mạng của mỗi ĐH.
Các câu hỏi khác ngành Hóa CN
Q: Các điều kiện để du học ở bậc đại học ở Đức, học sinh cấp 3 cần phải chuẩn bị những gì và cách học tập ở Đức ở bậc đại học dành cho học sinh nước ngoài?
A: Cho HS cấp 3 (chưa học ĐH VN), các bước tiến hành có thể tham khảo như sau:
Chi tiết xem tại đây
APS: Anerkennung von Prüfungsleistungen
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời „cách học tập ở Đức ở bậc đại học dành cho học sinh nước ngoài”:
1. Tự tin
2. Tò mò, tìm hiểu
3. ghi chep
4. đoc tai lieu
7. quản lý thời gian
8. làm việc nhóm
9. Phát biểu
10. Phản biện tích cực
11. Động lực bản thân
12. giao tiếp, giao tiếp điện tử
Với thời gian cần trau chuốt thêm:
13. Suy nghĩ phê phán, giải quyết vấn đề
14. Sẵn sàng phát triển bản thân
15. Kỹ năng liên văn hóa
16. Học suốt đời
Đặc biệt các kỹ năng 1,9,10,12,15,16 em cần trau dồi khi học ở Đức.
Q: Đứa cháu rể của tôi học ngành cơ khí trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức bây giờ ra đi làm tổ chức sự kiện và chụp hình, một cháu khác con người bạn cũng học ngành cơ khí của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ở trên ,bây giờ ra trường học thêm tin học và làm về ngành này cho một công ty ở thành phố HCM, tôi còn thấy nhiều trường hợp khác nữa, học một đường ra đi làm một nẻo học nghề bác sĩ xong thì bây giờ về Bình Phước mở trại chăn nuôi thật là phí phạm thời gian và công sức khiến cho hiệu quả công việc thật thấp, cho nên tôi xin hỏi các anh những câu dưới đây:
1. Làm thế nào để chọn ngành học đúng mà không phải học lại, chọn lại
2.Học ở Đức bằng tiếng Đức thì miễn học phí phải không ạ?
3. Học ở Đức nhưng có dạy bằng tiếng Anh không?
4. Xin anh Thịnh ,anh Trường hoặc anh Phong kết hợp với công ty Hợp Điểm đề nghị,xin với BGH trường chuyên Thăng Long Đà Lạt nói chuyện với các em học sinh khối 10,11,12 về hướng nghiệp trong tiết học hướng nghiệp của nhà trường chừng 1g30ph ,giúp các em một cách cụ thể để chọn ngành chọn trường đại học mà không phải chọn lại , học lại rất là hiệu suất thấp Cảm ơn anh chị thật nhiều.
Ông Hoa Xuân Trường trả lời
Tôi tên Hoa Xuân Trường, một trong các diễn giả trong buổi giao lưu "Người và Nghề" do công ty Hợp Điểm tổ chức ngày 29/7/2023. Câu hỏi này anh cũng đã đưa ra ngày hôm đó, nhưng vì anh không biết rõ các cháu học cơ khí ngành nào, do đó chúng tôi không trả lời đầy đủ. Nay, nhờ Hợp Điểm gửi cho chúng tôi câu hỏi chi tiếc của anh.
Về việc hai cháu ra trường học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức ngành cơ khí, theo tôi nghĩ mấy cháu đã chọn sư phạm, như vậy khi ra trường sẽ đi dạy học. Cuối năm 2022, khi đi tặng sách cho một trường nghề ở Phan Thiết, chúng tôi biết đa số các thầy cô dạy đều từ trường ĐH SP KT Thủ Đức. Ở Việt Nam chúng ta, hệ thống giáo dục nghề nằm dưới sự quản lý của chính phủ (bộ lao động, thương binh và xã hội). Khi ra trường, tôi không hiểu vì lý do gì hai cháu đổi hướng đi làm công việc khác. Tôi có vài ý kiến sau đây:
Cháu thứ nhất đi làm tổ chức sự kiện và chụp hình. Nếu cháu cảm thấy công việc thích thú và bảo đảm đời sống kinh tế cho gia đình, theo tôi nghĩ không có gì đáng lo. Khi đi học ngoài việc chuyên môn, chúng ta cũng học thêm cách suy luận, tổ chức v.v..., làm nền tảng tốt để làm việc, dù làm nghề khác nghề đã học. Do đó, nếu cháu biết vận dụng, phát huy tư duy, cháu sẽ tổ chức sự kiện thành công và việc chụp hình hổ trợ rất lớn cho sự kiện.
Cháu thứ hai học thêm tin học. Cháu chọn con đường này rất hợp lý, vì nó hổ trợ rất tốt cho công việc làm trong kỹ nghệ. Chính tôi nhờ làm việc nhiều với máy tính, với các chương trình tính toán trong thời kỳ còn ở ĐH, qua đó khi xin đi làm việc biết dùng máy tính là một lợi điểm.
Nếu đi làm đúng ngành mình học, thì quá hạnh phúc. Nhưng nếu không đúng, chúng ta cố gắng chấp nhận công việc tương tự, xí nghiệp sẽ hướng dẫn đưa chúng ta vào cách làm của hãng.
Nếu các cháu có điều kiện học thêm thì có thể phát triển ngành nghề và cơ hội tìm việc sẽ tốt hơn. Thí dụ như cháu học nghề sư phạm kỹ thuật cơ khí, nếu cháu có điều kiện học thêm ngành kỹ sư cơ khí thì cơ hội tìm được việc làm sẽ tốt hơn, vì kỹ sư là nghề đang được cần và có tương lai. Đi làm với nghề kỹ sư một thời gian, cháu có kinh nghiệm thực hành thì có thể phối hợp với nghề sư phạm mở rộng cơ hội tìm việc làm rất nhiều vì vừa có khả năng dạy học có bài bản, phương pháp vừa có kinh nghiệm trong kỹ nghệ.
Học thêm hay đi làm một cách nghiêm túc, dù là nghề khác, đều giúp mình thu thập kinh nghiệm nghề nghiệp về nhiều mặt, hỗ trợ cho việc xây dựng sự nghiệp.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1) "Làm thế nào để chọn ngành học đúng mà không phải học lại, chọn lại"
Ngày 29/7/2023, ba anh em chúng tôi, mỗi người đã đưa ra cách chọn ngành của chính mình.
Phần cá nhân tôi:
Tùy sở thích: Thích sửa xe đạp, xe máy v.v...
Tùy khả năng: Cầm búa đóng đinh dễ hơn cầm tuốc nơ vít ráp dây điện vào ổ điện.
Tùy thị trường: Thời điểm 1967, ngành máy tính chưa phát triển rộng rải, ngành nghề nào cũng cần.
Tự quyết định: Cha mẹ không can thiệp nhiều vào việc học, tôi tự chọn ngành cơ khí.
Câu 2) "Học ở Đức bằng tiếng Đức thì miễn học phí phải không ạ?"
Ở Đức, các ĐH không lấy học phí cao, chỉ thu học phí khi ghi danh cho mỗi lục cá nguyệt (6 tháng), nhưng rất thấp.
Câu 3) "Học ở Đức nhưng có dạy bằng tiếng Anh không?"
Rất nhiều trường dạy bằng tiếng Anh. Nhưng nên học thêm tiếng Đức, để dễ hội nhập vào công đồng xã hội Đức. Sau khi ra trường, muốn ở thêm vài năm làm việc lấy kinh nghiệm, nếu biết tiếng Đức xin việc làm dễ dàng hơn.
Câu 4) "Xin anh Thịnh ,anh Trường hoặc anh Phong kết hợp với công ty Hợp Điểm đề nghị,xin với BGH trường chuyên Thăng Long Đà Lạt nói chuyện với ...."
Việc này, Hợp Điểm cho biết rất khó, vì phải xin phép sở Giáo dục và Đào tạo. Chúng tôi sẽ liên lạc với Hợp Điểm, tìm giải pháp, nhưng không hứa được.
Q. Làm sao để biết được con tôi phù hợp với ngành kỹ sư hay không?
Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời
Vui lòng vào xem Phần A, câu 1,2,3 để xem thông tin về cách chọn nghề phù hợp. Theo kinh nghiệm của tôi đặc biệt bạn nên có
Mời bạn vào xem phần phỏng vấn các diễn giả 3.2.2. để xem các diễn giả là kỹ sư thành đạt ở Đức đã chọn nghề ra sao và trình bày về các ngành nghề kỹ sư mà họ đã chọn.
Q.
1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Human Resource Management như thế nào?
2. Ngành Sư phạm/Ngoại giao có thể công tác ở những lĩnh vực nào?
Bà Phạm Ngọc Thúy (giảng viên ĐH Thực Hành ở Đức, ngành International Human Resource Management) trả lời:
Điều kiện tiên quyết để thành công trong hai lãnh vực Human Resource Management (HRM) và Sư Phạm là sự trân trọng, quan tâm thật sự về con người và mối quan hệ tốt giữa người và người. Khi đáp ứng được điều kiện này thì bạn mới có thể làm việc, công tác trong hai lãnh vực này với sự say mê, tích cực và gặt hái thành công.
Trong ngành Sư Phạm, bạn có thể làm việc với con người ở nhiều lứa tuổi. Bạn có thể là:
a) Giảng viên ở trường mầm non, tiểu học, trung học, trường nghề, đại học.
b) Huấn luyện viên
c) Tư vấn giáo dục
d) Huấn luyện viên
e) Chuyên gia đào tạo và phát triển
f) Các vai trò liên quan đến chính sách giáo dục
Mục tiêu chính của công việc là truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ phát triển tri thức. Vì vậy, bạn cần có quan tâm thật sự đến đối tượng mới có thể hết lòng với công việc.
Trong lãnh vực HRM bạn làm việc trong các công sở, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan. Nơi đây nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu con người để có những biện pháp thích hợp giúp họ làm việc hiệu quả.
"Trong bất kì một tổ chức, con người luôn được đánh giá là yếu tố nòng cốt, đóng vai trò quyết định cho sự vận hành và phát triển của mỗi tổ chức. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhận thức sâu sắc rằng: để tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, giải pháp cần quan tâm nhất là giải pháp về con người. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức.
Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay, ngành nhân sự là một chuyên ngành có nhu cầu về lao động rất cao và rất được các bạn sinh viên quan tâm.
Tại Việt Nam, các vị trí quản lý nhân sự trong nhiều doanh nghiệp nước ngoài và cổ phần được trả lương rất cao do các doanh nghiệp này hướng đến sự phát triển của nhân viên như một nguồn lực mạnh mẽ trong sự phát triển của tổ chức và nhìn nhận việc tuyển dụng được những người phù hợp như một phương thức tiết kiệm chi phí hiệu quả."
Cơ hội làm việc cho ngành HRM:
a) Khen thưởng (Có những phương cách để động viên nhân viên qua cách giao tiếp chân thành, xây dựng teamwork, qua chế độ lương bổng, khen thưởng và thăng tiến thích hợp với khả năng, công suất)
b) Có biện pháp, phản biện cụ thể và hữu hiệu khi nhân viên không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao với mục đích giúp nhân viên sửa sai và làm tròn nhiệm vụ. Khi cần thiết có biện pháp chuyển đổi công việc thích hợp hoặc chấm dứt công việc, sa thải.
Việt Nam hội nhập sâu rộng vào ngành kinh tế thế giới nên khi làm việc với các công ty nước ngoài, trong và ngoài nước, ngoài những kỹ năng cần thiết về quản trị nhân sự và ngoại ngữ (đứng đầu là Anh ngữ), bạn rất cần kỹ năng giao tiếp Liên Văn Hóa (cross-cultural skills) để hiểu biết những điểm giống nhau và khác nhau về văn hóa, cách thức làm việc của người mình đang giao tiếp, và có cách hành xử thích hợp, tránh hiểu lầm gây ảnh hưởng không tốt trong công việc, tạo quan hệ tốt để đạt thành công.
Tham gia vào ngành ngoại giao, "bạn có thể trở thành nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán công tác tại nước ngoài, hoặc làm công tác nghiên cứu, chuyên môn trong các cục, vụ như Vụ Tổng hợp đối ngoại, các Vụ khu vực, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Phụ trách về các tổ chức quốc tế v.v…"
Cũng như ngành HRM, trong ngành ngoại giao, bên cạnh kỹ năng giỏi ngoại ngữ (dứng đầu là Anh ngữ), bạn cần kỹ năng giao tiếp Liên Văn Hóa.
Ông Đinh Văn Phước (nguyên tổng giám đốc công ty Tsubaki Yamakyu Chain của Nhật ) trả lời câu hỏi số 8:
Đây là kinh nghiệm trong thực tế do chính ông Phước đã thu thập được:
Vai trò của tôi nếu có về vấn đề nhân sự khi họ đã được tuyển vào công ty là:
Nói cách khác tôi không “manage” mà là “inspire and/or motivate” nhân sự có tố chất tốt mà tôi phát hiện trong nhóm nhân viên được tuyển chọn!
Trên nguyên tắc đó, tôi đã huấn luyện được một số nhân viên trẻ mới vào công ty nhưng trong một thời gian ngắn họ có đủ sức gánh vác các project mới và khó, họ về sau chính là động cơ giúp kéo cả công ty đi lên!
Xem thêm: