HỎI - ĐÁP NGÀNH NGHỀ HƯỚNG NGHIỆP

01/07/2023, 09:54 AM

Bộ sưu tập chương trình „Người & Nghề“
Các câu Hỏi&Đáp từ các buổi trực tuyến

Thực hiện chương trình:
Công ty Hợp Điểm hợp tác với các chuyên gia diễn giả tổ chức các buổi trực tuyến.

Đối tượng:
Phụ Huynh Học Sinh các trường Trung Học Phổ Thông ở Việt Nam.

Biên tập:
Phạm Ngọc Thúy

(Các hình ảnh, tài liệu trong bộ sưu tập này được trích dẫn từ các buổi trực tuyến "Người và Nghề", từ trang Web của CT Hợp Điểm, từ tài liệu của các chuyên gia diễn giả và từ các thông tin trên mạng). 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mục đích của chương trình "Người & Nghề"

Hỗ trợ, khuyến khích học sinh Trung Học Phổ Thông tại Việt Nam chọn ngành nghề đúng khả năng và ý thích về chuyên môn và làm rõ tầm quan trọng của kỹ năng, thái độ khi học và hành nghề, qua kinh nghiệm cốt lõi trong thực hành của các chuyên gia diễn giả.
 

Không đặt trọng tâm nên học nghề, cao đẳng hay đại học. 

Bổ túc chi tiết

a/ Các buổi Online talk show này nhằm ba mục tiêu/nội dung :

- Giải đáp các vấn đề căn bản về chọn nghề và tìm kiếm nghề nghiệp gắn với học hành bậc đại học, việc định hướng nghề nghiệp ở các nước, nơi các diễn giả đang sinh sống. Thí dụ: Trong thế giới ngày nay không nhất thiết học ngành nào ra làm ngành đó, làm một nghề suốt đời hay phải chuẩn bị thay đổi nghề nghiệp khi nhu cầu thị trường cần và bản thân cũng thay đổi. 

- Hướng dẩn giải đáp ngành nghề và ngành học: muốn làm nghề đó thì phải học gì, đáp ứng yêu cầu gì ? Học ở đại học sẽ phải học các môn nào ? vv

 - Các kỹ năng cần thiết để học tập thành công , tìm kiếm việc làm ( và vào đời ): nghe, nói, đọc viết, study tactics , internship, parttime job vv 

b/ Chương trình không nhằm có thể giải đáp tất cả mà chỉ có thể đưa những định hướng ( lý thuyết ) và kinh nghiệm bản thân của các diễn giả liên quan để giúp người nghe tìm kiếm và quyết định tiếp.

c/ Người nghe có thể đặt câu hỏi trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là hỏi về học bổng, tuyển sinh, tìm kiếm việc làm, định cư ở các nước các diễn giả ở hay biết. Các diễn giả sẽ tùy trường hợp uyển chuyển trả lời hay không

 

Giới thiệu các diễn giả

 

                                                                          

 

Trả lời các câu hỏi của phụ huynh học sinh các trường Trung Học Phổ Thông tại Việt Nam

Diễn tiến của buổi giao lưu ngày 24.6.23 với các câu hỏi đáp đã được ghi lại trong video clip này:

Những câu hỏi đã được gửi trước ngày 24.6.23  và trong CHAT của buổi giao lưu được trả lời như sau:

 

A. CÁC CÂU HỎI VỀ HƯỚNG NGHIỆP & LẬP THÂN

1. Làm thế nào để con chọn được ngành nghề phù hợp?

2. Chọn ngành học nên dựa vào yếu tố gì từ bản thân?

3. Cần làm gì để chọn ngành đúng?

4. Em đang băn khoăn khi có quá nhiều sự lựa chọn ngành nghề tương lai, vậy làm sao để em xác định đúng ngành nghề phù hợp? 

 

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời các câu 1,2,3,4:






 

5. Làm sao để biết được ngành nghề nào phù hợp với bản thân khi bản thân giỏi đều các môn, không thật sự quá yêu thích một lĩnh vực nào, mà mỗi lĩnh vực đều thích một chút? Và làm thế nào để chọn nghề cho đúng năng lực và sở thích ?

 

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

 

 

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Cái gì cũng giỏi, cái gì cũng thích một chút thì không biết dựa vào đâu để khuyên. Vậy lô-gich thì học gì cũng được ?

 

Có bao giờ cháu tự hỏi thử mình một số nghề cụ thể. Thí dụ:

- Nếu là bác sĩ: cháu có sợ máu ? Bực mình khi bệnh nhân hỏi vớ vẩn? Cháu sẽ như thế nào khi một bệnh nhân mà cháu chăm sóc rất lâu qua đời?

- Cháu nhận được một hay hai tên người và phải tìm trong một danh sách gồm 300 tên, cháu phản ứng thế nào?

- Cháu thích trẻ em? Thích làm cô, thầy?

- Cháu ngại đám đông, thích tự làm công việc một mình hay trong một nhóm nhỏ?

- Cháu quan tâm đến sự sống?

- Cháu thích văn thơ, nghệ thuật và muốn thành nhà văn, nghệ sĩ và chấp nhận một thu nhập thấp, ít nhất lúc ban đầu?

- Cháu thích làm công việc thiện nguyện và vui khi mình có ích?

- Cháu thích thiên nhiên, quan tâm đến môi trường dù cháu biết muốn thay đổi thói quen của một tập thể rất khó?

 

6. Giữa đam mê và nhu cầu xã hội, cần gì hơn?

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Nếu điều kiện sống cho phép, không bị áp lực tiền bạc để sống, tôi sẽ chọn nghề theo ý thích, đam mê. Qua đó tôi có nhiều say mê làm việc, phát huy sáng kiến, nghề nghiệp, thưởng thức cuộc sống thay vì chỉ làm việc vì tài chính mà không hứng thú trong công việc.

Thí dụ:

Bạn cần lương bổng để sống, có đam mê muốn là họa sĩ? 

Nếu cần, chọn nghề theo nhu cầu xã hội để sống, nhưng vẫn hội họa (nghề phụ), tìm hướng phát triển

Nếu không phụ thuộc vào tiền lương, hoặc không có nhu cầu lương bổng cao, có thể chọn nghề hội họa là chính, làm công việc đơn giản để kiếm sống.

 

7. Ngành nào có khả năng phát triển trong tương lai và có thể dễ dàng xin việc sau khi ra trường

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Top 10 ngành nghề dễ xin việc nhất trong 5 năm tới
Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Thiết kế đồ họa
Ngành Marketing – Digital Marketing
Ngành ngôn ngữ
Ngành Y dược
Kỹ thuật Điện – Điện tử
Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Ngành xây dựng
Công nghệ thực phẩm
Giáo dục và đào tạo
Các ngành nghề dự báo nhân lực bão hòa và sẽ khó xin việc
Kế toán – Kiểm toán
Tài chính – Ngân hàng
Ngành lịch sử
Tâm lý học                       

 

(Nguồn: https://kstudy.edu.vn/top-nganh-nghe-de-va-kho-xin-viec/)





 

Các ngành nghề hầu như luôn được cần đến trên thế giới:

Năng lương tái tạo
Chuyên viên cơ khí xe hơi, xe vận tải
Kỹ sư máy điện tuyến
Quản lý nước

Tái chế và xử lý chất thải

Chuyên gia về máy móc nông nghiệp

Lâm nghiệp và xây dựng

Thợ khóa, thợ hàn 

Nghề xây dựng (thợ mộc, thợ ống nước, thợ điện, kỹ sư nhiệt lạnh, thợ lợp mái nhà, thợ mộc, thợ làm tủ, v.v.) 

Công nghệ điều hòa không khíhttps://www.youtube.com/watch?v=_rH7dbY2geI&t=35s

Nhân viên ngân hàng và bảo hiểm, 

Nhà thiết kế, giáo viên 

Ngành du lịch và ẩm thực ở các khu vực du lịch nổi tiếng.

(Nguồn)

 

Trả lời (từ CHAT):

Cách đây không lâu là các ứng dụng web 4.0, chuỗi khối (tiền điện tử), fintech trong ngành tài chánh. Trong 5,7 năm trở lại là ngành khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo có những phát triển vượt trội. Không ai có thể đoán trước được tương lai một cách chính xác. Cần có hiểu biết cơ bản rộng và chấp nhận tự học cả đời để thích ứng hơn là đoán xem ngành nào sẽ nổi lên và bao lâu?

 

8. Liệu ngành nghề em quan tâm có những khó khăn gì sau khi đã ra đại học và bắt đầu tìm việc làm cũng như cơ hội của ngành 

 

Trả lời (từ CHAT): 

 

Chỉ cần chú ý quan sát, các anh chị có thể nhận ra tất cả mọi hoạt động trong nhà máy chế tạo với các máy móc hay hàng hóa chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều phụ thuộc vào thiết bị điện nói riêng hay năng lượng điện nói chung. Cơ hội phát triển của ngành công nghệ Điện vô cùng cao và lâu dài vì có nhiều phát minh mới, chân trời mới về kỹ thuật. Do vậy Các anh chị học ngành Điện, Điện Tử đều có thể an tâm là sẽ dễ tìm được công ty tốt với việc làm tốt. Cơ hội tìm được công việc hợp với khả năng hay sở trường của mình cũng rất cao. Các anh chị hoàn toàn không cần phải lo lắng về các khó khăn ở tương lai với điều kiện: lúc nào cũng chịu khó cầu học cái mới trong nghề mà ta có cách nói “Vừa làm Vừa học”, “lấy trường đời làm trường học”! 

Trước mắt là hãy cố gắng đậu vào trường tốt, Hãy cố gắng học cho giỏi các môn chuyên môn ở 4 năm Đại Học. Nếu không giỏi đều các môn thì ít nh

 

9. Nên học ngành nào để các công ty vẫn trọng dụng khi ngày càng lớn tuổi ( không đề cập đến năng lực tức là năng lực làm việc vẫn đáp ứng đủ cho công ty

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Đi làm ngoài đời, dù là thợ hay là chuyên viên kỹ sư, “năng lực đáp ứng ĐỦ cho công ty” là điều tất yếu dù đảm nhận công việc gì, chức vụ gì. Công ty nào cũng đòi hỏi mọi nhân viên như vậy. Ở Nhật bản hầu hết các công ty đều áp dụng chế độ lương bổng thâm niên, càng làm lâu năm thì lương càng cao vì mỗi năm các công ty dều tăng lương một lần. 

  • Nhưng muốn vẫn được TRỌNG DỤNG dù ở tuổi nào là chuyện khác. Muốn vậy, nếu là thợ thì phải chịu khó, phải nỗ lực tự trau dồi để nâng cao tay nghề. Nếu là kỹ sư thì ít nhất cũng phải tiếp cận được các kiến thức mới, kỹ năng mới, theo kịp nhịp tiến của kỹ thuật thời đại. 

  • Thực tế cũng cho thấy càng học ngành mũi nhọn chẳng hạn như ngành IT, được trả lương cao nhưng nguy cơ bị công ty sa thải cũng cao, bởi vì sự cạnh tranh trong ngành này là vô cùng khốc liệt, nguy cơ công ty có thể bị phá sản rất cao. Luôn có tinh thần cầu học theo kịp thời đại thì dù công ty bị phá sản anh chị cũng tìm được việc làm ở công ty khác.

  • Lấy thí dụ gần gủi hơn, một nhân viên tuy có khả năng giỏi và yêu nghề, thiết kế máy móc giỏi ở tuổi chưa có computer, thì vẽ chi tiết máy trên bàn vẽ, nhưng nếu không chịu học để có khả năng thiết kế bằng CAD trên màn hình computer thì sẽ bị thuyên chuyển sang một công việc khác. 

  • Kết luận:

Nếu muốn được trọng dụng lâu dài thì phải luôn luôn chịu khó học tập theo cho kịp nhịp tiến của kỹ thuật trong ngành nghề. 

 

10. Làm sao để du học và làm việc được ở nước ngoài như các diễn giả ạ?

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Có hai hướng đi Du học: Tự túc & Học bổng.

  • Tự Túc thì do khả năng tài chánh của Bố Mẹ. Nói cách khác. Cha Mẹ nắm quyền quyết định. 

  • Nếu là Học Bổng thì có 3 loại học bổng cho 4 năm Đại Học, Thạc sĩ 2 năm và Tiến sĩ 3 năm. Thành tích học tập là yếu tố quyết định.

  1. Học bổng 4 năm Đại Học đòi hỏi học sinh cấp 3 phải đạt thành tích tốt nghiệp cao và đậu kỳ thi tuyển của mỗi học bổng. 

  2. Học bổng cho bậc Thạc sĩ hay Tiến sĩ đòi hỏi phải có luận án tốt nghiệp theo thứ tự Đại học hay Thạc sĩ được quốc tế đánh giá cao và được Giáo Sư tiến cử, có thư giới thiệu, gửi gắm gửi đến các Giáo sư quen biết và được chịu nhận.

  • Về vấn đề tìm việc ở xứ người, tôi chỉ có thể trình bày về môi trường Nhật Bản.: Là dân đến từ xứ chưa phát triển mạnh như các xứ tiên tiến, dù ở thời nào cũng vậy, kiếm việc là một chuyện khó. 5 điều kiện xin việc theo thứ tự quan trọng là: 

  1. Tốt nghiệp trường nổi tiếng, 

  2. Được Giáo sư giới thiệu

  3. Có thành tích học hành giỏi ở Đại Học

  4. Nói, đọc và viết tiếng Nhật thành thạo

  5. Trình bày mạch lạc lý do tại sao mình muốn chọn xin vào làm việc ở công ty.

  • Kết luận:

Có hai cách đi du học, Tự túc thường là con nhà giàu, Học bổng thì phải học giỏi và đậu kỳ thi tuyển. Là dân đến từ xứ chậm tiến muốn kiếm được việc làm tốt ở Nhật thì phải tốt nghiệp trường nổi tiếng, có thành tích học hành tốt, được thầy giới thiệu cho công ty, thành thạo tiếng Nhật. Cuối cùng là khi được nhận vào làm, không thể chỉ làm bằng đồng nghiệp người Nhật là được, phải có cái gì đó giỏi hơn đồng nghiệp hay chỉ riêng mình làm được thì mới được tin cậy và mới có cơ hội thăng tiến. 

 

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Khi là việc ở nước tân tiến như nước Đức, tôi người không có gốc Đức thì tôi nhận thấy những yếu tố như sau sẽ hỗ trợ tích cực cho việc học và hành nghề ở nước ngoài:

  • Kỹ năng học và làm việc theo cách học và làm việc của nước sở tại: 

    • Hòa hợp vào xứ người (ngoại ngữ, giao tiếp)

    • Tự lập

    • Tò mò tìm hiểu, không học từ chương

    • Rèn luyện khả năng thực hành

    • Trong để chổ trống trong profile, luôn có việc làm (kể cả những công việc cho sinh viên), nêu những gì đã học được từ công việc

    • Khi đi làm nên có gì đó giỏi hơn đồng nghiệp hay chỉ riêng mình làm được

      • Khi quản lý dự án, tôi đã thuyết phục team thực hiện dự án rút ngắn thời gian, từ 2 năm thành 1, đúng theo nhu cầu của công ty

      • Khi là giảng viên đại học, tôi đã thực hiện được hai mặt này mà trong thời điểm đó, không có nhiều giảng viên làm được:

        • Khuyến khích học viên phát biểu ý kiến, sáng kiến

        • Dựa vào kinh nghiệm thực hành khi giảng dạy 



 

11. Nên đi du học lúc nào?

12. Thời gian phù hợp nhất để đi du học trong khi Đại học và ưu điểm, nhược điểm là gì?

Ông Đinh Văn Phước trả lời câu hỏi 11,12:

  • Du học giúp tuổi trẻ có cơ hội tiếp cận được với những giá trị đa dạng của thế giới. Tiếp cận đó không chỉ giới hạn trong vấn đề học thuật, khoa học kỹ thuật mà còn cả ở mặt tiếp cận với sinh hoạt xã hội và nền văn hóa của nước đi du học.

  • Mặt khác, du học là phải sống xa xứ, xa gia đình, không có người thân bên cạnh giúp đở khi gặp khó khăn hoặc gặp cảnh khó xử. Bên cạnh đó, còn có những cám dỗ của xã hội tân tiến. 

  • Để giảm bớt các điều bất cập đến mức tôi đa, tôi nghĩ

  1. Trường hợp du học từ cấp 2 hay cấp 3, khi tuổi còn quá trẻ chưa đủ sức phán đoán, nếu không thỏa được 1 trong 3 điều kiện đề nghị dưới đây thì theo tôi không nên cho con du học ở cấp 2 hay cấp 3 mà phải đợi đến cấp Đại Học

    1. Có thân nhân tin cậy, nhà ở gần Trường muốn đi du học để trú ngụ trong thời gian du học.

    2. Hoặc có gia đình bạn thân của cha mẹ chịu nhận cho ở home stay

    3. Vào học được Trường nổi tiếng ở tầm vóc quốc gia của nước sở tại. Trường này có Ký túc xá có truyền thống quản lý chặt chẽ và nghiêm túc. Cha mẹ phải đich thân tham quan Ký Túc Xá để biết rõ thực tế hiện trường và quy luật vận hành để bảo đảm an toàn cho con cái.

  2. Nếu không thỏa được 1 trong 3 điều kiện trên thì chỉ nên cho con tham dự các chương trình trại hè dưới dạng home stay. 

  3. Du học ở cấp Đại Học là thời điểm thích hợp nhất 

  4. Du học cấp Thạc Sĩ và Tiến Sĩ dễ tìm được học bỗng nếu luận án tốt nghiệp có giá trị học thuật cao.

 

13. Nếu đi du học ở Mỹ thì nên học ngành nào để cơ hội tìm việc làm là cao ?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Không công ty nào biết trước lúc nào sẽ thua lỗ nên không thể mãi mãi bảo đảm việc làm. Ở Mỹ hay Âu Châu, ngành càng nhiều trách nhiệm lương càng cao nhưng cơ nguy mất việc cũng lớn, thí dụ ngành tài chánh. Lương theo thống kê là một chuyện nhưng liệu mình đủ kỹ năng để nắm được vị trí hay bao nhiêu lâu lại là chuyện khác.

 

14. Làm thế nào để em có thể vừa học tập vừa đi làm ở trung học phổ thông?

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Trong lúc học phổ thông, ở nước Đức nơi tôi đang ở thì các bạn trẻ từ 16 tuổi có thể học nghề  khoảng từ 2 đến 3 năm. Khi học các học viên vừa học lý thuyết ở trường vừa học thực hành ở xí nghiệp, công ty và được trả lương. 

Các nghề được đào tạo:

Kỹ thuật viên điện tử, cơ điện tử xe cơ giới
Chuyên viên CNTT
Trợ lý y tế
Nhân viên quản lý văn phòng
Nhân viên bán hàng
Thư ký công nghiệp
vv…

Nếu bạn trẻ ở VN có điều kiện và cơ hội có thể tìm việc làm ở các xí nghiệp, công ty, tham gia các hoạt động xã hội vào cuối tuần để thu thập kinh nghiệm làm việc nhóm, giao tiếp, kỹ năng tổ chức. Nếu làm việc ở xí nghiệp thì nên quan sát, tìm hiểu các hoạt động của xí nghiệp, chuỗi sản xuất, tạo quan hệ để học hỏi, phát triển nghề nghiệp về sau.

15. Khi mới vào đại học thì nên trau chuốt kĩ năng nào đầu tiên?

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

1. Tự tin

2. Tò mò, tìm hiểu

3. ghi chep 

4. đoc tai lieu 

7. quản lý thời gian 

8. làm việc nhóm 

9. Phát biểu

10. Phản biện tích cực   

11. Động lực bản thân

12. giao tiếp, giao tiếp điện tử 

 

Với thời gian cần trau chuốt thêm:

 

13. Suy nghĩ phê phán, giải quyết vấn đề

14. Sẵn sàng phát triển bản thân

15. Kỹ năng liên văn hóa

16. Học suốt đời

 

 B.     CÁC CÂU HỎI VỀ NGÀNH IT

1. Liệu các ngành nghề có bị AI thay thế toàn bộ hay không?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Với thời điểm hôm nay thì chưa. Sẽ càng ngày có nhiều ứng dụng "trí tuệ nhân tạo" vào các ứng dụng. Ngày nay đã có ứng dụng trong rất nhiều ngành như trong y học: theo dõi bệnh và giúp bác sĩ chẩn đoán. Trong xử lý, nhận dạng, tái tạo, ghép và tạo ra ảnh mới, ... Trong phiên dịch giữa các ngôn ngữ, đối thoại, giúp tìm thông tin, đề nghị, ... Nhưng máy vẫn chưa biết suy luận vì chính con người cũng chưa biết và nắm vững cách suy luận của chính mình.

 

2. Cần chuẩn bị những gì để học ngành công nghệ máy tính? 

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Có thể hỏi google để tìm hiểu và so sánh.

- Cần biết suy nghĩ trừu tượng, nắm vững toán, một ngành trừu tượng. Càng học cao càng cần giỏi toán vì các môn học như thuật toán, xác suất thống kê  trong ngành máy tính liên quan rất nhiều đến toán.
- Cần có khả năng về vật lý và điện tử để hiểu về các môn học liên quan đến các thiết bị: vi mạch, mạng, các bộ phận ngoại vi, rô bốt, ...
- Cần đọc và hiểu tiếng Anh để đọc sách, tra khảo,...
- Cần có khả năng để tiếp thu chứ không có nghĩa phải học trước.
- Cần phải có quan niệm học cả đời vì ngành máy tính rất mau chóng thay đổi.
- Cần nắm vững cách giao tiếp, làm việc nhóm, kỷ luật, lập luận, thích sự tối ưu, cải thiện, kiên trì.
- Cần học và hành: các khả năng trên cũng như quan sát, phân tích, tổng hợp từ các dữ liệu sẽ hình thành qua học, đào tạo và thực hành.

3. Em nghe nói rằng ngành computer science đang rất phổ biến và khó có thể kiếm được công việc về ngành này ở các công ty lớn ạ. Cho em xin hỏi là có đúng không và hiện có ngành nào đang có tiềm năng lớn hơn cho em theo đuổi không ạ?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Ngành khoa học máy tính được học nhiều về phần mềm, dữ liệu. Ở đâu cũng cần phần mềm và công ty lớn càng cần. Chỉ có điều họ có điều kiện để chọn người giỏi. Vậy điều kiện giỏi: điểm đậu cao, luận án ra trường thích hợp với quan tâm của họ, từng đoạt các giải tranh tài quốc tế khi đi học, từng có kinh nghiệm cụ thể khi đi học, có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, có kiến thức tổng quát tốt, có sức khoẻ, ... là những yếu tố họ quan tâm vì thế mà thành khó khi mình không có các điểm họ xem xét.

Nên có một kiến thức cơ bản rất tốt và giỏi trong lãnh vực bạn đã hay sẽ chọn. Rất nhiều lãnh vực các công ty quan tâm: thiết kế giỏi phần mềm, nắm vững các phương pháp, hiểu biết về big data, cơ sở dữ liệu, khoa học dữ liệu, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, ... kể cả điều hành dự án để sau này có thể nắm các vị trí điều hành.

Tóm lại tương lai là của bạn, bạn phải tự tìm cho mình đâu là sở trường, say mê và theo đuổi. Mỗi người có ý thích và khả năng riêng.

4. Học công nghệ thông tin ở Đức thì có những trường nào tốt và cơ hội việc làm có cao sau khi học xong không?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Có thể google để xem đánh giá của các người khác. Thí dụ: Best IT University in Germany

https://www.usnews.com/education/best-global-universities/germany/computer-science

https://edurank.org/cs/information-technology/de/

https://www.mygermanuniversity.com/subjects/information-technology

Họ kể ra 32 trường, nhìn sơ qua đều là các trường rất nổi tiếng, trừ trường phía Đông như Dresden, tôi chưa nghe. Vào chi tiết thì có sắp hạng nhưng không biết dựa vào yếu tố gì?

Cuối cùng là cần tìm hiểu xem họ xét hay thi tuyển. Nên tìm hiểu các điều kiện vào trường: trình độ tiếng Đức, Anh. Trình độ Toán thường đòi hỏi khá cao.

Phải tìm hiểu thêm các đại học ứng dụng

Một số việc khác cần chú ý: cư xá sinh viên có dễ tìm không, tỉnh càng lớn càng khó tìm nhà ở, nên học các trường công để không tốn kém, …
Tiếng Đức tương đối khó cần tập trung học khoảng 6 tháng.

Theo thông tin này thì TU Dresden rất nổi tiếng về CNTT. Tỉnh Dresden lại rất đẹp và đời sống không đắt lắm.

Hiện nay CNTT đang là ngành cung cấp nhiều việc làm ở Đức.

 

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Ở Đức cơ hội nghề nghiệp CN Thông tin rất tốt, lương bổng cao, trong nhiều lãnh vực như:

  • Kỹ nghệ xe hơi

  • Cơ quan nhà nước

  • Công ty cơ khí

  • Lãnh vực hàng không

  • Kế toán

  • Kỹ thuật Y khoa

  • Năng lượng

  • Quân đội

  • IT, AI

  • etc.

 

Đại học nổi tiếng ở các tỉnh: Aachen, München, Mainz

Học kép (học ở đại học và xí nghiệp), nhiều kinh nghiệm thực hành

https://www.wegweiser-duales-studium.de/studiengaenge/informatik/#hochschulen

https://www.wegweiser-duales-studium.de/studiengaenge/informatik/#unternehmen

 

5. Nữ có phù hợp với ngành Khoa học máy tính? Và có phải người làm trong lĩnh vực này chỉ phát triển tốt ở độ tuổi trước 35?

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

Tôi học IT lúc gần 30, lúc đầu viết SW, sau đó làm trưởng phòng IT, trưởng dự án IT lúc gần 40 tuổi, học cái mới về kỹ thuật và quản trị.

Tôi làm việc đến hơn 50 thì chuyển nghề làm giảng viên đại học ứng dụng. Tôi theo mục đích và đam ööllümê, sở thích từ khi học trung học, học thêm phương pháp giảng dạy, tâm lý con người nơi làm việc (quản trị). 

Gia đình, xí nghiệp cần hổ trợ, tạo điều kiện để có thì giờ, điều kiện theo đuổi nghề - Luôn học tập để theo kịp sự phát triển rất nhanh của IT – Khi cần chuyển hướng (quản lý, tư vấn, start up)

Để ý sức khỏe (tôi bị đau lưng phải nghỉ 6 tuần vì say mê làm việc, ngồi nhiều, không nghỉ ) 

work life balance!

Ở Đức có 19% phụ nữ trong ngành IT.

Những phụ nữ quan trọng nhất trong ngành IT từ thế kỷ 19:

Frauen in der Informatik

Ada Lovelace (1815 – 1852): Lập trình viên máy tính đầu tiên.

Dr. Katharina Morik (sinh năm 1954): Trưởng khoa AI ĐH Dortmund hiện nay

 

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Nữ rất phù hợp với ngành khoa học hay kỹ sư máy tính. Có ít nhất hai người phụ nữ Mỹ đã rất nổi tiếng: người đầu tiên lập trình cho máy tính. Tên của bà được đặt tên cho ngôn ngữ lập trình Ada. Người thứ hai là người đã đặt ra khái niệm "kỹ sư phần mềm" để diễn tả công việc thiết kế phần mềm của bà  ở NASA, dự án Apollo. Bà viết các chương trình nhằm phóng các phi thuyền ra vũ trụ.

Tôi đã từng có các cô vừa là bạn, vừa là đồng hương và cùng nghề trong đó có một cô giỏi hơn tôi mọi mặt, tiến sĩ ngành khoa học máy tính, chuyên ngành cơ sở dữ liệu. đã là giảng viên đại học, làm nhân viên cho công ty Shell và trưởng các dự án lớn của một ngân hàng tư lớn ở Geneva cho đến ngày về hưu nghĩa là trên 35 tuổi rất nhiều. Các đồng nghiệp nữ nơi tôi đã làm đều làm cho đến khi về hưu. Vấn đề chỉ là có đủ năng lực và kỹ năng hay không mà thôi. Người phụ nữ thường có thêm trách nhiệm gia đình nhưng họ đều thu xếp rất giỏi và được đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ khi phải nhận những nhiệm vụ điều hành. Có thể có những trường hợp bị thua thiệt nhưng số thành công vẫn không ít và đa số những trường hợp tôi đã gặp hay qua báo chí, sách vỡ.

Người trách nhiệm điều hành của nhóm tôi làm việc 10 năm cuối là một phụ nữ. Bà được cả nhóm tín nhiệm, tôn trọng trong vai trò lãnh đạo, điều hành nhưng bà lại rất tôn trọng chúng tôi về khả năng kỹ thuật; đại diện và bảo vệ ý kiến của chúng tôi ở bộ phận lãnh đạo.



 

6. Em muốn hỏi về thị trường làm việc của ngành IT?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Click vào link tìm được ở Google qua từ khoá: thị trường IT ở Việt Nam

Em có thể tìm để có thông tin được cập nhật.

 

7. Chuyên ngành Computer Science làm việc tốt nhất ở độ tuổi nào?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Ở mỗi độ tuổi đều có một vai trò nếu kỹ năng luôn luôn được cập nhật và có sự say mê, ưa thích về nghề nghiệp.

8.

a) Theo thông tin em tìm hiểu được thì ngành Computer Science đang bão hoà, layoff vô cùng nhiều, kiếm được cơ hội thực tập cũng vô cùng khó, vậy cơ hội phát triển trong ngành này so với những ngành khác thì sao ạ, chẳng hạn như Quant Finance, business analysts hay AI & data science

b) Hiện tại em có ý định theo học ngành Khoa học máy tính hoặc Trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên theo như em tìm hiểu thì hiện nay các công ty công nghệ đang lay-off hàng loạt. Em muốn hỏi theo các diễn giả thì liệu trong tương lai, cơ hội của nghề nghiệp của 2 ngành này có cao không và ngành nào sẽ có cơ hội rộng mở hơn ạ?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Ngành nào cũng có sa thải. Vừa qua có việc sa thải ở các công ty lớn do họ cấu trúc lại, bỏ một số dự án. Trong tương lai vẫn sẽ có việc sa thải khi có việc áp dụng các ứng dụng mới về trí tuệ nhân tạo vào ngành CNTT.

Tuy vậy cũng vẫn có những nước hay công ty bước vào số hoá, tự động hoá, chuyển đổi số chưa thể áp dụng công nghệ mới được ngay. Ngay cả ở những nước đã phát triển cũng vậy. Tại sao?: tốn kém, thay đổi cấu trúc, đào tạo người,…

Khi đi học, cần có những hiểu biết cơ bản vững chắc để mình có thể làm bất kỳ ngành nào của CNTT, dĩ nhiên đồng thời với việc tự học thêm khi đã ra trường.

Tuy vậy khi đi học nên tìm hiểu và học các ngành mới để không bị xa lạ khi có cơ hội làm.

Nhưng ngành càng ăn khách, lương cao càng bị cạnh tranh gay gắt bởi các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm cũng muốn đi vào các ngành này. Vì thế để có cơ may cần học giỏi, có hiểu biết, có khả năng phát triển về lâu dài do còn trẻ, lương của người mới ra trường. Các công ty tuỳ theo dự án, họ sẽ quyết định nhận người đã có kinh nghiệm hay không?

Ngoài ra, không ai đoán được sẽ có ngành nào trong CNTT sẽ nổi bật lên trong thời gian tới.

Thí dụ máy tính lượng tử (quantum computer), liệu nó có sẽ có bước nhảy lớn?

Ngành CNTT phát triển rất nhanh, tự chấp nhận học suốt đời để thích ứng.

 

9. Liệu AI có thể thay thế con người trong vòng 3-4 năm tới trong lĩnh vực thiết kế.

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Với hiểu biết của tôi thì chưa thể, nhất là ở những mẫu thiết kế chưa từng có, nghĩa là máy chưa được học. Tuy vậy không thể đoán trước được tương lai một cách chính xác, hiện nay chỉ có thể đoán là máy có thể hợp tác và đưa ra các thiết kế dựa vào yêu cầu và trên cơ sở dữ liệu đã được huấn luyện.

Thí dụ: tạo mẫu thiết kế cho một xe với giá 40.000 $USD, với các yêu cầu như sau:…

Trên cơ sở mẫu đề nghị, người thiết kế có thể chỉnh sửa, bổ túc.

Ngay thí dụ trên cũng chỉ là phỏng đoán dựa trên tốc độ phát triển của trí tuệ nhân tạo qua thành công vừa qua trong lãnh vực đối thoại.

 

10. Nếu như người đi làm cảm thấy mình không thích công việc hiện tại nhưng họ đã gần 40 tuổi và muốn bắt đầu học tester thì có khả thi và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường hiện nay?

Ông Hồ Văn Tiến trả lời:

Qua câu hỏi có hai điều tôi chú ý:

- Hỏi rất cụ thể về một ngành của Công Nghệ Thông Tin (CNTT): testing software.

- Người hỏi muốn chuyển ngành. Có lẽ muốn nói sau vài năm học để trở thành tester thì bắt đầu ở tuổi 40, ngại không thể tìm được việc làm?

 

Đầu tiên cháu đặt câu hỏi phải biết ngành testing software là gì ? Sau khi đã rõ, cháu cần tìm hiểu xem còn muốn học không hay chọn ngành khác?

Sau đó là phải tự tìm cụ thể ở VN đào tạo ra sao, thời gian bao nhiêu, phí tổn bao nhiêu, điều này tôi sẽ không giúp được cháu.

Để có thông tin cụ thể, cháu cần tìm ở google ba câu hỏi:

- introduction to testing in software engineering
- how to become a tester
- new books of testing software engineering for beginners

Hai câu hỏi đầu để cháu tìm hiểu ngắn về ngành này và điều kiện để học. Câu thứ ba là để cháu đọc sâu thêm một cách hệ thống nhập môn về ngành này trước khi tìm hiểu cụ thể việc tìm nơi học.

Thuận lợi của cháu:

- đã trưởng thành có tính kiên trì, biết ứng xử.
- đã biết mình muốn gì?

Bất lợi: học xong ở tuổi bước vào 40, chắc chắn cháu sẽ không thuận lợi vậy cháu phải làm gì?

- khi đi học, phải học thật giỏi, điểm cao. Để ưu tiên được chọn khi đi làm.
- tìm cách chuyển sang ngành khác như AI, data scientist hay engineer hay ngành mình thích ngay từ khi còn đi học.
- khi đi học, cần tìm các công việc làm phụ trong lãnh vực này vì cháu đã biết mình muốn làm gì để có thuận lợi hơn các cháu mới ra trường.
- có thể công việc đầu tiên bị ép giá tiền lương.
- Phải tự đào tạo để biết các khuynh hướng, kỹ thuật mới. Thí dụ kiểm nghiệm cho các ứng dụng của  trí tuệ nhân tạo ra sao, cần kỹ thuật gì mới?
- cần nhanh chóng đặt kế hoạch nắm những vị trí cao hơn tester trong hai năm để giữ việc làm và có những trách nhiệm nhằm bảo đảm đòi hỏi về trách nhiệm ở lứa tuổi của mình.
- Tìm cách làm ở các công ty nước ngoài nên phải giỏi tiếng Anh, ứng xử, giao tiếp, kỹ năng mềm.

Quan sát:

- Tester thường đổi việc nhanh, nhiều người trẻ, vì không quá khó, đào tạo nhanh, phải làm kiểm nghiệm khi sản phẩm đã đưa vào ứng dụng nên đôi khi phải làm ngoài giờ làm việc nên những người đã có gia đình muốn tránh. Vì thế phải mau chóng nhắm đến các vai trò điều hành, trưởng dự án,... vì ngành này luôn luôn cần người và phần mềm càng lớn càng cần nhiều người kiểm nghiệm giỏi tìm lỗi.
- Phần mềm có rất nhiều ngành từ quản lý, tài chánh, kinh doanh, rô bốt, xe hơi, ... cho đến trí tuệ nhân tạo.



 

  C.     CÁC CÂU HỎI VỀ CÁC NGÀNH KỸ THUẬT

 

1. Học ngành điện điện tử sau này có thể ứng dụng sản xuất robot băng chuyền trong nhà máy công nghiệp được không ?

 

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

 
  • Ngành Cơ khí và ngành Điện, Điện tử là các ngành gần nhất với các ứng dụng của tự động hóa.

  • Kỹ sư Cơ khí và kỹ sư Điện, Điện tử cộng tác chặt chẽ bên nhau trong việc thiết kế và chế tạo ra thiết bị tự động dùng trong các nhà máy chế tạo

  • Robot, Các thiết bị (máy) tự động, hệ thống băng chuyển tải (conveying system), phần cứng hay máy móc là do Kỹ sư cơ khí thiết kế, phần mền hay lập trình điều khiển quy trình chuyển động trong chuỗi thao tác chế tạo là do kỹ sư điện, điện tử làm. 

  • Chỉ cần chú ý quan sát, các anh chị có thể nhận ra tất cả mọi hoạt động trong nhà máy chế tạo với các máy móc hay hàng hóa chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều phụ thuộc vào thiết bị điện nói riêng hay năng lượng điện nói chung. Cơ hội phát triển của ngành công nghệ Điện, Điện tử vô cùng cao và bền vững vì có nhiều phát minh mới, chân trời mới về kỹ thuật. Do vậy Các anh chị học ngành Điện, Điện Tử đều có thể an tâm là sẽ dễ tìm được công ty tốt với việc làm tốt. Cơ hội tìm được công việc hợp với khả năng hay sở trường của mình cũng rất cao. Các anh chị không cần quá lo lắng về các khó khăn ở tương lai với điều kiện: lúc nào cũng chịu khó cầu học cái mới trong ngành nghề mà ta có cách nói “Vừa làm Vừa học”, “Ra đời thì lấy trường đời làm trường học”!

  • Kết luận: 

Anh chị Học ngành Điện, Điện tử dễ dàng tiếp cận được với các ứng dụng của Tự động hóa mà cụ thể là Robot hay các máy móc thiết bị trong nhà máy chế tạo, dễ có cơ hội làm việc hợp với khả năng hay mong muốn của mình. Công ty có vận hội phát triển lâu dài

 

2. Ngành học nào dễ tiếp cận với các ứng dụng tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

 
  • Đó là ngành Kỹ sư Cơ khí, Điện, Điện tử

  • Xin tham khảo thêm nội dung trả lời câu hỏi 1) ở trên 

 

3. Liệu ngành nghề em quan tâm có những khó khăn gì sau khi đã ra đại học và bắt đầu tìm việc làm cũng như cơ hội của ngành

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

Chỉ cần chú ý quan sát, các anh chị có thể nhận ra tất cả mọi hoạt động trong nhà máy chế tạo với các máy móc hay hàng hóa chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều phụ thuộc vào thiết bị điện nói riêng hay năng lượng điện nói chung. Cơ hội phát triển của ngành công nghệ Điện vô cùng cao và lâu dài vì có nhiều phát minh mới, chân trời mới về kỹ thuật. Do vậy Các anh chị học ngành Điện, Điện Tử đều có thể an tâm là sẽ dễ tìm được công ty tốt với việc làm tốt. Cơ hội tìm được công việc hợp với khả năng hay sở trường của mình cũng rất cao. Các anh chị hoàn toàn không cần phải lo lắng về các khó khăn ở tương lai với điều kiện: lúc nào cũng chịu khó cầu học cái mới trong nghề mà ta có cách nói “Vừa làm vừa học”, “lấy trường đời làm trường học”!

Trước mắt là hãy cố gắng đậu vào trường tốt, Hãy cố gắng học cho giỏi các môn chuyên môn ở 4 năm Đại Học. Nếu không giỏi đều các môn thì ít nhất là giỏi một môn. Không có ai thành đạt mà không giỏi một môn nào đó.

4. Cho em hỏi chi tiết về ngành công nghệ thực phẩm : khi ra trường thì mình sẽ làm ở những công việc, vị trí thế nào ? Cơ hội thăng tiến trong nghề này cao không ? và Những công ty điển hình nào dành cho công việc này ạ ?

5. Cho e hỏi ngành công nghệ thực phẩm ở Việt Nam thì có phổ biến và phát triển trong tương lai hay không? Vấn đề đầu ra cũng như cơ hội việc làm có ổn định hay không?

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời câu hỏi 4,5:

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, trong nước cũng như trên thế giới, CN biến chế thực phẩm trở thành một trong những ngành công nghiệp vô cùng phát triển. Bên cạnh những yêu cầu trong nước, khi  xuất hàng ra thế giới, xí nghiệp phải biết luật đòi hỏi phẩm chất, vệ sinh an toàn sức khỏe thế giới để kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng thế giới. Nếu không đạt yêu cầu, hàng xuất có thể bị trả lại. Vì thế nhiệm vụ quan trọng của KS CN thực phẩm là kiểm tra chất lượng và vệ sinh. Điều này đòi hỏi người KS phải theo dõi, hướng dẫn suốt quy trình sản xuất để bảo đảm và có biện pháp kịp thời khi có nguy cơ.

Một lãnh vực thú vị của CN thực phẩm là phát triển sáng kiến của người KS để tìm ra những sản phẩm mới trong quá trình biến chế thực phẩm, phục vụ khách hàng và tăng giá trị cạnh tranh.

Một lãnh vực rất “hot” hiện nay tại VN và trên toàn thế giới là vấn đề bảo vệ môi trường trong công nghệ biến chế thực phẩm, liên quan đến rác thải thực phẩm và vấn đề bao bì nhựa độc hại. Sau đây là những thông tin về lãnh vực này:

“Rác thải thực phẩm là một vấn đề của toàn cầu, một trong những nguyên nhân gây nên môi trường sống hiện nay. Khí metan từ rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải. Việc xử lý chất thải nói chung không đúng cách còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước. “Nếu không kiểm soát tốt cũng như không có biện pháp xử lý phù hợp, khoa học ngay từ trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, hệ quả từ rác thải thực phẩm không hề nhỏ” – GS. TS Đặng Kim Chi nhận định.

Trước tình trạng ô nhiễm nhưng khó quản lý của rác thực phẩm, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng, thứ nhất, cần có biện pháp căn cơ, khoa học, phù hợp thực tiễn. Trước hết phải kiểm soát ngay từ nguồn sản xuất, ngăn chặn những chất độc hại có trong sản phẩm từ nguồn phát sinh ra chất thải. Khi giải pháp này được kiểm soát tốt, chất thải thực phẩm sẽ được tái sử dụng, tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân bón vi sinh…

Cùng với đó, biện pháp thứ hai phải kiểm soát gắt gao các nguồn chất thải thực phẩm. Biện pháp thứ ba, đòi hỏi sự đóng góp của khoa học, khi chất thải thực phẩm đã bị nhiễm độc và cần xử lý thì phải tìm giải pháp tách hoặc vô hiệu hóa độc chất đi theo chất thải thực phẩm trước khi đưa nó tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ…

 

Tận dụng như một nguồn tài nguyên

 

Bên cạnh việc kiểm soát ngay từ nguồn sản xuất, theo Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng Trần Thị Hương, cần tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên. Đây là xu hướng chung của cả thế giới để vận hành một nền kinh tế tuần hoàn có triệt để hạn chế các tác động ô nhiễm môi trường, tận dụng phế phẩm thành nguyên liệu.

“Việc tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến thực phẩm như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, nội tạng, mỡ cá, sinh khối nhầy, vỏ giáp xác... bằng áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào khâu tái sản xuất cũng như đầu tư, xử lý chất thải; thực hiện sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng chính là gia tăng giá trị thặng dư bằng tận thu tái tạo tài nguyên, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ môi trường” - bà Trần Thị Hương nhìn nhận.

Luật Tái chế thực phẩm sửa đổi năm 2015 của Nhật Bản yêu cầu trách nhiệm tái chế đến 95% đối với cơ sở chế biến thực phẩm, 70% đối với DN kinh doanh thực phẩm, 55% đối với cửa hàng bán lẻ thực phẩm và 50% đối với quán ăn. Hành vi cố tình vứt bỏ thực phẩm số lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường có thể bị áp dụng hình phạt hết sức nghiêm khắc.“

Nguồn: Kinh tế đô thị

Các công ty điển hình trong CN thực phẩm:

Tin: Cơ hội cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm

Tin: Top 10 công ty uy tín ngành thực phẩm

Trách nhiệm tái chế thực phẩm trong lãnh vực tận dụng như một nguồn tài nguyên đang và sẽ chiếm một vị trí rất quan trọng trong công nghệ sinh học, đặc biệt để chế biến năng lượng dưới dạng nhiên liệu sinh học được trình bày tiếp để trả lời câu hỏi 6) dưới đây.

6. Em muốn hỏi diễn giả Thúy trước đây cô từng làm việc ở lĩnh vực công nghệ sinh học thì cụ thể là nghiên cứu hay sao ạ. Em cũng khá quan tâm đến ngành học này nhưng theo tìm hiểu thì công việc sau này thường là trở thành nghiên cứu sinh, tuy nhiên em vẫn khá mơ hồ và muốn hiểu rõ hơn về ngành công nghệ sinh học ạ.

Bà Phạm Ngọc Thúy trả lời:

CN sinh học hướng về các thí nghiệm, nghiên cứu sinh học để đưa kết quả vào áp dụng trong sản xuất. Thí dụ nghiên cứu về vi sinh học để áp dụng vào cách phân tích nước thải, phân hủy chất thải độc hại để làm sạch nước. Trước tiên thực hiện thí nghiệm nhỏ, sau đó sẽ áp dụng trong mức độ lớn để xem tác dụng trong kỹ nghệ lọc nước thải.

CN sinh học nhìn chung trong các lĩnh vực như sau:

a) CN sinh học là gì?

b) ra trường làm gì?

c) học ở đâu?

d) Phát triển và ứng dụng

e) Sản xuất nhiên liệu sinh học

 

D.    CÁC CÂU HỎI VỀ CÁC NGÀNH KINH DOANH

1. Em có nghe qua học quản trị kinh doanh sẽ khá bất tiện vì mình không tiếp cận kiến thức chuyên môn một cách cụ thể, chỉ ở mức khái quát. Em hiểu rằng việc tự trau dồi thêm kĩ năng ngoài trường lớp là không thể thiếu, tuy nhiên ý kiến về ngành quản trị em nêu trên thật sự làm em phân vân về định hướng tương lai.

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Nếu anh chị dùng từ “kiến thức chuyên môn cụ thể” để chỉ kỹ thuật chế tạo, thì đúng là QTKD không nhằm đào tạo kỹ năng kỹ thuật như các ngành Kỹ sư cơ khi, điện, điện tử, kiến trúc, công nghệ thông tin IoT, v.v… nhưng QTKD cũng đào tạo cho sinh viên các “kiến thức chuyên môn” về Quàn trị Xí nghiệp mà các ngành Kỹ sư không dạy. 

  • Mục tiêu của Kinh Doanh Xí Nghiệp là gì? Nói tóm tắt thì đó là năm nào cũng tăng được Doanh thu, tối đa hóa tiền lời, luôn có sản phẩm mới, luôn tìm được khách hầng mới, thị trường mới, khách hàng nào cũng thấy bằng lòng, trả lương cho nhân viên hậu hỉ v.v… Chính ngành QTKD là ngành dạy anh chị các kỹ năng tạo dựng chiến lược Quản trị Xí nghiệp để thực hiện các mục tiêu ấy, phân tích hiện trạng, thấy trước những biến động của thị trường để tìm giải pháp thích ứng, sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty để phát huy sức phát triển được bền vững & hài hòa với thiên nhiên. Đó là những “kiến thức, kỹ năng 100% chuyên môn” mà ngược lại sinh viên ngành Kỹ sư không được dạy.  

  • Thí dụ để anh chị tham khảo, tôi học ngành cơ khi, đi làm ở một công ty chế tạo băng tải & các bộ phận cơ khí chính xác dùng trong các nhà máy chế tạo tự động. Sau khi đi làm vài năm tôi quay trở lại Đại Học và đăng ký dự thính một số môn của ngành QTKD cụ thể là “Kế Hoạch Kiến tạo Nhà Máy, Quàn lý chất lượng, Quản lý quy trình sản xuất”. Các kiến thức này đã giúp cho tôi rất nhiều khi tôi chuyển từ bộ môn kỹ thuật sang giữ trách nhiệm kinh doanh cấp cao, quản lý toàn bộ cơ cấu công ty. 

  • Nếu anh chị thích ngành này thì hãy mạnh dạn chọn nó, ý kiến của người chung quanh là ý kiển cần lắng nghe, nhưng quyết định phải là chính anh chị quyết định. 

  • Anh chị có thể cần biết thêm 2 điều, một là những người chọn ngành này thường là con nhà giàu, cha mẹ đã có sơ sở làm ăn muốn con kế thừa cơ ngơi đã xây dựng được. Hai là nếu theo ngành này thì nên cố gắng học thêm 2 năm sau Đại Học dể lấy cho được MBA.

  • Kết luận

Ngành nào cũng vậy dù là Kỹ thuật hay Quản trị Kinh doanh, đại học chỉ dạy anh chị những kiến thức cơ bản để khi “xung trận” thì biết cách “xoay xở” đáp ứng với đò hỏi của công việc. Cho nên tiêu chuẩn để quyết định chọn ngành nghề phải là quyết định của chính mình, riêng về trường hợp QTKD, vị thế của gia đình là yếu tố quan trọng.    

 

2. Để trở thành một BA thì cần học những gì. Cơ hội phát triển của ngành này có lớn không?

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Tôi là Kỹ sư Cơ khí làm việc ở nước ngoài, trở thành Giám đóc Điều Hành chịu trách nhiệm tái cấu trúc công ty khi công ty bị thua lỗ trong thời kỳ kinh tế Nhật Bản bị bế tắc và sau cùng giữ nhiệm sở CEO của công ty, vì không năm vững chương trình học ở trong nước nên chỉ xin trả lời trong hiểu biết hiện có.

  • Những môn học chính của BA – Quản Tri Kinh Doanh là:

  1. Khái lược về kinh tế học

  2. Quản trị học

  3. Luật về tổ chức xí nghiệp - kinh Doanh 

  4. Thương Mại, Mậu dịch

  5. Tài chính, Kế toán

  6. Nghiên cứu thị trường, Tiếp thị, Quảng Cáo,.

  7. Tổ chức

  8. Quản lý nhân sự

  9. Phân tích data

  v.v…

  • Xí nghiệp phát triển được hay không trước tiên là dựa trên khả năng kỹ thuật, dịch vụ của công ty có đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi của khách hàng hay không. Dù vậy, một xí nghiệp dù có sản phẩm kỹ thuật cao vẫn có thể bị phá sản, nếu không được quản lý tốt, không đáp ứng được với sự thay đổi hay các biến động của thị trường. Do vậy Quàn trị Chiến Lược Kinh Doanh luôn đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển của mỗi Xí nghiệp. Cơ hội phát triển của ngành này vượt không gian và thời gian, dù ở nước chậm tiến hay ở nước đã phát triển cao độ.     

  • Anh chị tham khảo thêm nội dung trả lời câu hỏi D2 & D3 về mục tiêu và vai trò của QTKD ở đoạn trên.

 

3. Các ngành liên quan đến finance, business administration, marketing bị xem là bão hoà vì quá hot, vậy em cần phải dựa vào tiêu chí gì để biết bản thân mình có phù hợp tham gia vào những ngành này không ạ?

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Tôi không nắm vững thực tế kinh doanh trong nước nên không thể xác định nhu cầu các ngành này là bão hòa vì qua hot hay không? 

  • Trên góc nhìn lô gíc, VN ta là nước đang tiến lên (developing country) trong bối cảnh tranh chấp Mỹ-Trung, toàn cầu đang cần nhiều nguồn cung ứng khác với Trung quốc để tránh phụ thuộc quá mức vào Trung quốc như hiện nay. Trong xu hướng “China plus one” Xí nghiệp nước ngoài hay Tư bản đa quốc gia đang muốn tìm đến VN để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất. Xí nghiệp do người VN bỏ vốn đầu tư cũng có nhiều vận hội phát triển cần mở rộng quy mô sản xuất. Tuy hiện nay là thời kỳ hậu COVID đang có sự ùn tắt về hoạt động kinh doanh, nhưng 4 năm nữa các anh chị mới ra trường, tôi tin là nhu cầu đòi hỏi chuyên viên QTKD sẽ càng ngày càng tăng. 

  • Như đã giải thích câu hỏi D1, QTKD bao trùm lên cả khâu Tài chánh (Finance) và Tiếp thị (Marketing). Hai khâu sau tuy có vai trò quan trọng của nó nhưng vẫn chỉ ở vai trò cục bộ, nhận mệnh lệnh của cấp định chiến lược kinh doanh. 

  • Là Kỹ sư làm công tác Kinh doanh ở nhiệm sở Giám đốc Điều hành đảm nhận trách nhiệm tái cấu trúc (re-structuring, re-engineering) công ty và cuối cùng là CEO của công ty, nghĩ về vận hội phát triển kinh tế của đất nước tôi tin là ngành Kinh doanh (cả 3 ngành nêu ra trong câu hỏi) đều là các ngành rất đáng học. Tuy không học Finance và Marketing nhưng tôi có kiến thức và có chuyên viên giỏi về Finance. Và, tự tôi định được cả chiến lược lẫn chiến thuật Tiếp thị cho nhân viên thực hiện. Nhở vậy mà tôi đã làm tròn nhiệm vụ. Năm 2025 Công ty sẽ đạt 100 tuổi. Thời kỳ tôi phụ trách rơi đúng vào những năm khó khăn nhất của kinh tế Nhật Bản, được đặt tên “20 năm bị đánh mất” nhưng công ty vẫn tiến nhanh và tiến mạnh.

  • Kết luận:

Anh Chị dựa vào cơ sở trên và thử trả lời 2 câu hỏi sau thì có thể định được lựa chọn của mình.

  1.  Cha mẹ của anh chị là chủ công ty? Nếu phải, thì nên chọn BA

  2.  Cha mẹ chỉ là một nhân viên binh thường hay ngay cả có chức vụ cao? thì phải tự hỏi ước mơ của mình là gì muốn vươn tới mức nào trong tổ chức công ty? Nếu chỉ muốn đóng vai trò một chuyên gia nhận mệnh lệnh, nhiệm vụ thôi, thì chọn Finance hoặc Marketing, còn nếu muốn vươn lên hàng chỉ đạo, tạo & thực hiện chiến lược, đưa ra mệnh lệnh thì nên chọn BA.

 

3. Điểm mạnh khi học Quản trị kinh doanh so với những ngành kinh tế khác là gì?

Ông Đinh Văn Phước trả lời:

  • Trả lời câu hỏi này tôi không thể “múa rìu qua mẳt thợ” vì tôi không phải là người học về Kinh tế, hay là một MBA nhưng trong khuôn khổ của buổi giao lưu, tôi được phân công giải đáp câu hỏi này, tôi xin cố gắng đưa ra những nhận xét dựa trên hiểu biết của minh. 

  • Tôi hiểu rằng Kinh tế học chuyên về nghiên cứu các vấn để tổng thể, cấu trúc của cả nền kinh tế quốc gia trong cơ cấu xã hội, chế độ chính trị và nền tảng văn hóa cố hữu mà ở đó các hoạt động của con người liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, sử dụng các nguồn lực của xã hội và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đã diễn ra như thế nào để dẫn đến sự tăng trưởng bền vững hay suy sụp của cả một nền kinh tế quốc gia. Từ đó phát hiện ra các quy luật về phát triển kinh tế bền vững thích hợp với đòi hỏi của từng quốc gia và của thời đại. Còn QTKD, ở quy mô nhỏ hơn, lấy xí nghiệp làm đối tượng nhắm đến việc đào tạo các kỹ năng hoạch định chiến lược hay kế hoạch vận hành xí nghiệp làm sao để đem lại lợi nhuận tối đa từ đó kiến tạo cơ sở cho công ty giữ được sức mạnh tăng trưởng cao và bền vững dù thị trường luôn có biến động (xáo trộn) bất lợi không thể kiểm soát được. Từ đó ta thấy điểm mạnh của QTKD là tính khả thi của các kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh đem lại kết quả trông thấy được trong một khung thời gian ngắn. Đẻ thấu hiểu tầm quan trọng của vai trò QTKD phải thấy rằng một là không phải cứ hể là một công ty có lịch sử lâu đời mạnh về kỹ thuật hay dịch vụ nào đó thì sẽ tiếp tục trường tồn không bị sạt nghệp. hai là thành công của Xí nghiệp chính là cơ sở tạo nên sức mạnh kinh tế của một quốc gia, Quản trị kinh doanh giỏi tự nó là đóng góp cụ thể vào sự phát triển của quố gia, của cả xã hội.. 

  • Kết luân:

Điểm mạnh của việc học QTKD là anh chị có thể giải quyết các công việc (nhiệm vụ) điều hành công ty có kết quả trông thấy được trong khung thời gian đã xác định.

Trên đây là phần giới thiệu chương trình „Người và Nghề“ và tổng kết các câu Hỏi-Đáp của buổi trực tuyến ngày 24.6.23.

Phạm Ngọc Thúy

 

Ý kiến bạn đọc

Các bài viết khác

BANG GIAO VIỆT - MỸ TOÀN DIỆN : CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ NÀO ĐANG MỞ RA?

10/10/2023
  • Việt - Mỹ đã thỏa thuận tăng cường hợp tác các lĩnh vực nào?
  • Đầu tư, giao thương giữa Mỹ và Việt Nam có gì thay đổi?
  • Tình hình nhân lực cho những lĩnh vực mới mà các nhà đầu tư Mỹ cần ở đối tác Việt Nam thế nào?
  •  Nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong và ngoài nước ra sao để tận dụng lợi thế Du học Mỹ?

HỎI - ĐÁP NGÀNH NGHỀ HƯỚNG NGHIỆP - KỲ 2

15/09/2023

1. Em đang rất mông lung về tương lai liệu ngành nào sẽ là ngành mà em nên theo đuổi, năm nay lên lớp 11 rồi nên em thực sự không còn nhiều thời gian để chần chừ, em mong các vị diễn giả sẽ giải đáp thắc mắc và gợi ý cho em.

2. Làm sao để tìm ra ngành nghề phù hợp?

BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG ĐỂ LẬP THÂN DÙ BẠN CHỌN NGHỀ KHÔNG ĐÚNG

08/09/2023
 Làm sao xác định được điểm mạnh – điểm yếu của bản thân để chọn ngành nghề phù hợp? 

GIAO LƯU NGƯỜI & NGHỀ “5 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG ĐỂ LẬP THÂN DÙ BẠN CHỌN NGHỀ KHÔNG ĐÚNG Ý MÌNH”

17/08/2023

5 bí quyết để lập thân là gì?

Nếu chọn ngành nghề chưa đúng ý mình, liệu còn cơ hội khác để thành công?

Và làm thế nào xác định được điểm mạnh – Điểm yếu của bản thân qua từng giai đoạn?

GIAO LƯU NGƯỜI VÀ NGHỀ “KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ: HỌC GÌ ? LÀM GÌ?"

07/08/2023
Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 15g00 chiều thứ Bảy, ngày 12/8/2023 qua online Zoom.

GIAO LƯU NGƯỜI VÀ NGHỀ - LỰA CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?

13/07/2023

Bạn đang phân vân về ngành học và định hướng tương lai sau này?

Bạn đang tìm kiếm thông tin về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Kỹ sư cơ khí, Kỹ sư Hóa học, Kỹ sư Điện trong và ngoài nước?

8/7: HỌC NGÀNH Y, LÀM NGHỀ Y CÓ KHÓ KHÔNG?

30/06/2023
  • Bạn yêu thích ngành Y và quan tâm đến những tố chất cần có để theo học lĩnh vực này?

  • Bạn đang là sinh viên trong ngành  và muốn tìm hiểu kinh nghiệm thực hành, thực tập?

  • Bạn mong chờ cơ hội nghề nghiệp trong và ngoài nước ra sao và liệu sinh viên ngành Y ra trường có khó kiếm việc?

CÁC TRÍ THỨC VIỆT KIỀU CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHỌN NGHỀ

28/06/2023
“Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân” là chủ đề tiếp theo trong chuỗi talkshow Giao lưu Người & Nghề do Hợp Điểm tổ chức. Chương trình diễn ra vào ngày 24/6/2023 vừa qua với sự tham gia của hơn 50 bạn trẻ và phụ huynh từ nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước.

24/6 - GIAO LƯU "LỰA CHỌN NGHỀ PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?”

10/06/2023

Bạn đang phân vân trong việc lựa chọn ngành học?

Bạn có đang tìm kiếm một công việc với nhiều cơ hội trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển?

GIAO LƯU NGƯỜI & NGHỀ: HỌC IT CỨNG HAY MỀM?

02/06/2023

Bạn quan tâm đến IT nhưng chưa biết sẽ chọn học software hay hardware?

Học IT sẽ cần trang bị những kỹ năng nào để thành công?

Cơ hội làm việc cho ngành IT trong & ngoài nước ra sao?