Một dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) trong giai đoạn 2017 – 2026 cho biết lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu sẽ vượt mốc 100 triệu tấn lần đầu tiên vào năm 2015 và 112 triệu tấn vào năm 2026. Theo FAO, nuôi trồng thủy sản tiếp tục là một trong những ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất và tiêu thụ cá dự kiến sẽ tăng 19% vào năm 2026.
Singapore là một trong những nước có lượng tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Tuy nhiên với ít đất canh tác và ngư trường hạn chế, Singapore phải nhập khẩu hơn 90% lượng thực phẩm tiêu thụ trong nước. Các trang trại chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thực phẩm, trong đó chỉ 8% lượng cá được sản xuất tại Singapore (Cục Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm và Thú y Singapore).
Trước rủi ro khí hậu và sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực đang là một mối quan tâm lớn của chính phủ Singapore và phát triển nuôi trồng thủy sản trở thành một trong những mục tiêu lớn.
Cục Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) đã phác thảo Lộ trình An ninh Thực phẩm, xác định phát triển sản xuất địa phương là một trong những chiến lược cốt lõi. Giải pháp đổi mới công nghệ được cho là chìa khóa then chốt để Singapore có thể sản xuất nhiều lương thực thực phẩm hơn khi diện tích không gian sử dụng không tăng. Các trang trại nuôi trồng thủy sản đang phát triển việc sử dụng công nghệ cao từ cảm biến dưới nước kiểm tra nhiệt độ, độ mặn để điều khiển từ xa đến các trang trại nuôi cá trên bờ theo “chiều dọc” cao nhiều tầng được. Điều này tạo ra sự gia tăng trong đào tạo và tìm kiếm lao động lành nghề, tài năng trong lĩnh vực.
Trang trại nuôi cá thẳng đứng nguyên mẫu của Apollo Aquaculture Group tại Lim Chu Kang
Với chương trình Cử nhân Khoa học Kinh doanh & Môi trường (Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản) tại Đại học James Cook Singapore (JCUS), sinh viên sẽ học được cách quản lý sự cân bằng giữa lợi nhuận, chính sách, bảo tồn và nuôi trồng thủy sản. Chương trình đa ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cốt lõi trong việc áp dụng các nguyên tắc kinh doanh và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có thể tích hợp và áp dụng một cách mạch lạc các lý thuyết và kỹ thuật trong kinh doanh và môi trường, với các nguyên tắc bền vững và bối cảnh nhiệt đới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Tháng 10 vừa qua, JCUS đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để thành lập Trung tâm đổi mới trong nuôi trồng thủy sản. MOU đã được ký giữa JCUs, NUS, NTU, Republic Polytechnic, Temasek Polytechnic, Ngee Ann Polytechnic, AVA và A*STAR (Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu) dưới sự nỗ lực phối hợp của Temasek Polytechnic. Trước đó, vào ngày 27 tháng chín, JCUS cũng ra mắt Viện Tương lai Nhiệt đới tại Singapore, với nuôi trồng thủy sản là trụ cột nghiên cứu đầu tiên.
Đại học James Cook Singapore sẽ là điểm đến hàng đầu cho các sinh viên yêu thích và quan tâm ngành nuôi trồng thủy sản.
James Cook University Singapore (JCUS) trực thuộc trường Đại học James Cook Australia – là một trong những trường đại học hàng đầu với 3 phân viện chính tại Caims, Townsville và Singapore nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo sinh viên ngày một tăng trên thế giới. JCUS được thành lập năm 2003, là trường đại học công lập Úc đầu tiên tại Singapore, đồng thời là trường đại học tư thục duy nhất tại Singapore được chính phủ công nhận vị thế “Đại học” (University status).
Trải qua 15 năm phát triển JCUS hiện đang là một trong những trường đại học được nhiều sinh viên tại Singapore cũng như du học sinh quốc tế mong muốn học tập tại đây.
Học tại JCUS, sinh viên sẽ được học tập với chương trình đồng nhất và nhận bằng như khi học tại Úc, tiết kiệm đến 40% thời gian và chi phí nhờ chương trình Fast Track (Cảo đẳng 8 tháng, Cử nhân 2 năm, Thạc sĩ 16 tháng). Ngoài ra, với chương trình chuyển tiếp 1 – 2 kỳ sang Úc, JCUS tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm học tập ở cả Singapore và Úc nhưng vẫn là một sinh viên Singapore, trả học phí như tại Singapore.