Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có một lịch hoạt động cho riêng mình và chúng ta cũng luôn có những công việc riêng cần phải làm như một thói quen hàng ngày. Với sinh viên, một ngày đi học tại một ngôi trường cao cấp như một “bữa đi làm” tại công sở. Dù có hay không lên trường thì họ vẫn phải tập trung vào công việc hoàn thành. Hành trình đi học của tôi tại trường đại học Swinburne (Úc) là một câu chuyện như thế.
Một ngày nọ, hành trình đến trường của tôi bắt đầu từ khoảng sáng rất sớm.
Tôi thức dậy và dành cả nửa tiếng cho các bài tập khởi động, đó luôn là thói quen hàng ngày của tôi. Sau đó, tôi có một bữa sáng thịnh soạn, bổ dưỡng, giúp tôi có thêm năng lượng để làm việc suốt cả ngày. Trước khi đến lớp là phần ôn lại những gì tôi đã học trong tuần trước và “điểm qua” bài học của tuần sắp tới, bao gồm ghi chú của tôi từ bài giảng và bài đọc.
Tất cả mọi thứ (cặp sách, vở, bút, máy tính) đã được chuẩn bị và sẵn sàng cho ngày học của tôi.
Nơi tôi ở là một ngôi nhà được thuê nằm tại phía Đông của Melbourne, cách trường đại học Swinburne chỉ có khoảng nửa tiếng mà tôi vừa đi bộ dài mà vừa lên tàu metro, hoặc có thể thêm xe buýt nữa.
Bảng poster quảng cáo trường đại học Swinburne tại ga metro Glenferrie - Ảnh: Phúc Minh
Tàu metro đến nhà ga Glenferrie - Ảnh: Phúc Minh
Con hẻm giữa nhà ga và đường Glenferrie Road với một số quán ăn - Ảnh: Phúc Minh
Con hẻm giữa nhà ga và campus - Ảnh: Phúc Minh
Khu sinh hoạt The Junction, nơi lý tưởng dành cho sinh viên ngoài lớp học - Ảnh: Facebook của trường
Đường John Street, trục chính của campus - Ảnh: Phúc Minh
Trường của tôi có nhà ga riêng nhằm tiện lợi cho các bạn sinh viên di chuyển đến trung tâm thành phố, các thị trấn ngoại ô và ngược lại. Nhà ga đó có tên là Glenferrie, đặt theo vùng này là Upper Hawthorn mà mặc dù cơ sở trường này tên Hawthorn, cơ sở lớn nhất của trường đại học Swinburne. Bên ngoài nhà ga này là cặp con hẻm dọc qua các quán ăn uống và đích là con đường lớn sầm uất Glenferrie Road. Đoạn hẻm còn lại là đến thẳng campus bao gồm phòng sinh hoạt The Junction, lối tắt vào khu Arts và cuối cùng là con đường hầm vượt cầu metro - John Street, nơi dẫn đi đến trung tâm campus.
Trung tâm của campus - Ảnh: Phúc Minh
“Trái tim” của campus mà sinh viên hay đến nhiều nhất là thư viện + dịch vụ sinh viên và khu ngồi The Atrium, bên dưới là phòng máy tính Latelab. Đây là trong số những nơi lý tưởng nhất dành cho sinh viên sau lớp học.
Ngành học của tôi có tên gọi là nhóm ngành cử nhân phương tiện và truyền thông (bachelor of media and communication). Nhóm ngành này có thời gian học ít nhất 3 năm là đủ để tốt nghiệp, được chia ra thành nhiều chuyên ngành như quảng cáo (thủ công + kỹ thuật số), nghiên cứu điện ảnh, viết văn sáng tạo, báo chí, công nghiệp truyền thông, viết - biên tập chuyên nghiệp, quan hệ công chúng (PR), và mạng xã hội. Trong đó, tôi chỉ chọn về chuyên ngành báo chí vì tôi có sự theo đuổi đam mê về lĩnh vực này (đặc biệt là báo chí qua truyền hình).
Trong trường thì không nhất thiết phải là lớp chung mà có thể chia thành nhiều lớp, do đó mỗi môn học được phân bổ ra tại nhiều khu tòa nhà khác nhau. Sinh viên chỉ cần dùng bản đồ trường online hoặc nhờ những người khác chỉ dẫn để đi lại các cơ sở vật chất của trường, sau này khi thời gian trôi qua sẽ nhớ mọi hướng đi mà không cần dùng bản đồ đâu.
Nửa giờ trước khi lớp học bắt đầu không ngắn lắm và cũng không nhanh lắm. Nó cho phép tôi xem lại mô-đun một lần nữa trước khi bước vào lớp học. Học sinh đang đợi bên ngoài trong khi những người khác vẫn ở trong lớp của tôi chờ kết thúc cho đến lượt của chúng tôi.
Việc giao tiếp với các bạn sinh viên trong trường luôn là việc nhỏ nên tập thành thói quen để sau này làm bạn cùng bên trong và bên ngoài lớp học.
Trong lúc tôi đang đứng thì có một học sinh đi đến và nên hỏi: “Bạn học lớp mình à?”. Sau đó, tôi lập tức trả lời rằng "Vâng, tôi đang ở trong lớp học của bạn". Đó là một trong những câu hỏi phổ biến không chỉ riêng tôi mà của tất cả các bạn sinh viên thường xuyên gặp phải như thế này. Khi tôi và bạn ấy cùng đến lớp thì việc kiếm chỗ ngồi không bao giờ là khó vì chỉ cần được ngồi cùng với bất kỳ ai là rất vui vẻ rồi. Chứ không phải lúc nào cũng ngồi cạnh chỉ với 1 bạn suốt. Được kết nối với nhiều bạn sinh viên cùng lớp làm cho tôi cảm thấy phấn khởi, tự tin trong việc chia sẻ kiến thức hay kinh nghiệm, giúp đỡ hoàn thành các bài tập được giao (dù là cá nhân hay nhóm) và trải nghiệm hoạt động của sinh viên.
Mỗi môn học (unit) đều có giảng viên chủ nhiệm và được phân chia nhiều giảng viên phụ. Giảng viên chủ nhiệm là người đứng đầu của môn, phụ trách mọi tài liệu và kiến thức. Còn giảng viên phụ được xem như là cánh tay đắc lực của giảng viên chủ nhiệm, thì họ được giảng viên chủ nhiệm giao hết giáo án để dạy cho các bạn sinh viên. Một lớp học thường chỉ có 1 giảng viên (tutor, không gọi là giáo viên như teacher) trong phòng thôi nên dù là chủ nhiệm hay phụ thì đều vẫn là giảng viên dạy bình thường.
Trở lại bên trong lớp học thì được thu hút nhiều sinh viên tham gia buổi như tôi. Họ có thể giống hoặc khác ngành học nhưng mỗi lớp thì đều học với các bạn khác. Như thường lệ mỗi đầu giờ học thì giảng viên cho các bạn sinh viên 5 phút để giao tiếp với người ngồi cạnh cùng. Giao tiếp ở đây là hỏi về giới thiệu về bản thân, như tên sinh viên, ngành học, môn học, bạn đến và sống ở đâu, lý do tại sao chọn trường và chọn ngành…..v.v Những câu này sẽ giúp cho người khác hiểu được thông tin của tôi và ngược lại. Đôi khi được thì dùng điện thoại kết nối mạng xã hội với nhau nhằm giao tiếp ngoài lớp.
5 phút đầu được coi như là khởi động cho một buổi học đầy suôn sẻ, cảm xúc nhưng cũng không ít áp lực đang chờ phía trước. Kế tiếp là phần giảng viên, giảng viên nói cho các bạn sinh viên phải biết là lớp học có 2 loại, đó là loại tutorial và lecture.
Lớp học tutorial là để các bạn sinh viên thảo luận về nội dung vừa học tại nhà, hay nói nôm na là truyền đạt những gì tôi hiểu, học được qua set tài liệu mà giảng viên giao cho. Không chỉ truyền đạt cho người ngồi cạnh cùng, mà là cho cả lớp nghe. Giảng viên muốn là các bạn cứ nói ra mọi thứ họ đã biết từ nội dung đã học, đúng hay sai không quan trọng mà quan trọng là sự hiểu biết để mà sau này làm các bài tập và áp dụng kiến thức của họ vào. Chưa hết, ngoài thảo luận còn có phần thực hành mà giảng viên sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học. Giảng viên sẽ chia tất cả các bạn sinh viên thành nhóm, và mỗi nhóm sẽ tự chọn một câu hỏi để làm cùng với nhau. Sau khi hoàn thành xong câu hỏi thì giảng viên sẽ mời tất cả các thành viên trong nhóm phát biểu phần trả lời mà mỗi bạn là một ý kiến riêng. Giống như phần thảo luận thì phần này cũng không nhất thiết phải đúng hay sai. Xong thì giảng viên nêu phần trả lời chính xác hơn để cho các bạn sinh viên hiểu nhiều hơn ý kiến của họ.
Còn lớp lecture chỉ là lớp nghe lý thuyết từ giảng viên, thường thì các bạn sinh viên có thể học lớp này trực tuyến hoặc trực tiếp tại phòng giảng đường có nhiều dãy ghế như trong rạp chiếu phim. Họ có quyền được ghi chép hoặc chụp hình những gì mà giảng viên truyền đạt kiến thức trong suốt buổi học. Cá nhân tôi thì hay chụp hình nhiều hơn là viết tóm tắt ra nhằm xem lại những kiến thức phù hợp nhất. Mặc dù tôi không phát biểu những câu trả lời đến từ câu hỏi của giảng viên, nhưng tôi có giao tiếp nhiều hơn với các bạn sinh viên ngồi cạnh nhau để trao đổi.
Như một thói quen vào mỗi cuối buổi học là giảng viên luôn cho các bạn hỏi những câu nào cần thắc mắc. Thế nhưng, đa số lần các bạn chỉ im lặng hết mà đồng nghĩa là không hỏi bất cứ câu nào, họ khẳng định là hiểu rồi. Chỉ có vài bạn mới có như vậy thôi. Những câu ấy thường hỏi về bài tập, kiến thức, thời gian, trợ giúp, hay thậm chí là về phần mềm học tập.
Phần mềm học tập này mà được nhắc đến gọi là Canvas, không chỉ riêng trường này mà còn được nhiều trường đại học tại Úc và một số nước trên thế giới sử dụng (có khi trường trung học sử dụng nữa). Đây là phần mềm chủ lực dành cho các bạn sinh viên qua nhiều chức năng, là thông tin bài tập, là outline môn học, là danh sách tên các giảng viên, sinh viên tham gia, các môn học, là phần trao đổi (discussion) với giảng viên. Đặc biệt, những buổi học online cũng được dạy trên phần mềm đó và các bạn sinh viên không lo bỏ lỡ vì có đường link để xem lại bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, trang web chính thức và phần mềm email của trường đều là nơi cập nhật tất cả thông tin, dịch vụ của trường. Mỗi sinh viên cũng có hệ thống đăng nhập riêng nhằm cập nhật về lịch học, thông tin nhập học, thông tin cá nhân…v.v Nói chung tất cả các dịch vụ online như trên đều hoàn toàn bổ ích cho các bạn sinh viên nhằm chủ động kiếm thông tin, hành động càng sớm càng tốt.
Ngay sau buổi học thì mỗi bạn có giờ kế tiếp riêng. Có bạn thì học tiếp hay có bạn ở lại ăn trưa và đi về hoặc đi về luôn. Thậm chí một số bạn không có nhu cầu ở nhà ngoại ô thì họ chọn ký túc xá của trường nhằm đi qua lại xung quanh trường dễ dàng, tiện lợi hơn. Với tôi thì được ăn trưa nhưng đa số là ăn bên ngoài khuôn viên trường hơn là mang đồ ăn riêng ở nhà đem theo, vì bên ngoài nhiều đồ ăn ngon vô vàn mà lựa chọn. Ở trường dù có quán ăn nhưng không nhiều như bên ngoài.
Bên cạnh buổi học thì trường cũng có nhiều hoạt động ngoài giờ như chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ về văn hóa, xem phim ảnh, trải nghiệm sinh viên các nước, tình nguyện viên, thảo luận nhóm và nhiều hơn thế nữa.
Hội sinh viên Việt Nam tại Swinburne (VISS) tổ chức bữa tiệc nướng ngoài trời tại công viên Central Gardens, nằm cạnh trường - Ảnh: Phúc Minh
Lần đầu tiên tôi gặp những sinh Việt Nam tại trường vào những ngày đầu nhập học, tức ngày Orientation day - Ảnh: Phúc Minh
Những hoạt động tham gia tại sự kiện Welcome Day, giới thiệu và gặp gỡ những gương mặt mới của sinh viên Việt Nam tại Swinburne - Ảnh: Phúc Minh
Niềm vui nhất của tôi ngoài giờ học có lẽ là được tham gia vào hội sinh viên Việt Nam tại Swinburne (Vietnamese International Student Swinburne - VISS), bởi tôi là sinh viên của nước ta. Khi tôi tham gia có rất nhiều sinh viên đồng hương cùng học trường này nhưng theo hướng riêng. Dù vậy thì tôi đã và đang hòa nhập nhanh chóng, giao lưu, tham gia nhiều thứ. Tham gia câu lạc bộ này là cách duy nhất để tôi kết nối với các bạn sinh viên đồng hương lâu dài.
Những hoạt động vui chơi giải trí tại End-of-year semester party - Ảnh: Phúc Minh
Bên cạnh đó, tôi còn tham gia một số ít sự kiện do hội sinh viên Swinburne tổ chức (Swinburne Student Union). Một trong số đó là tiệc cuối kỳ - End-of-Semester party. Bữa tiệc này được diễn ra tại quán bar duy nhất cấp phép của trường, Hammer and Swine. Quán bar này bao gồm chỗ mua đồ uống, đồ ăn và có khu ngoài trời với nhiều bàn ghế dành cho sinh viên thưởng thức. Đây là bữa tiệc có sự tham gia của rất nhiều sinh viên mà họ cùng nhảy hát và nhảy theo nhạc DJ. Ngoài ra còn có trò chơi ném bóng (Ping Pong) dành cho sinh viên thích thú khi được hòa mình vào thử thách bản thân. Tôi cảm thấy rất vui vẻ và náo nhiệt khi tham gia một sự kiện gần hết kỳ học rồi được dành thời gian nghỉ lễ.
Vậy là một ngày của tôi đã kết thúc nhưng đã để lại nhiều khoảnh khắc, dấu ấn đẹp trong trường. Cảm xúc nó giống như là được gần gũi với mọi người xung quanh để tôi không hoàn toàn cô đơn mà phải vượt lên chính mình. Ngoài ra, tính tự do được đẩy lên cao hơn để tôi được đi, nói, làm theo gì mà tôi muốn. Dù vậy, tôi vẫn không quên những nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành sớm nhất có thể mà không bị vướng vào công việc khác ngoài trường. Có lẽ tôi vẫn đã, đang và sẽ khám phá những câu chuyện mới về trường này trong thời gian sắp tới cũng như là tương lai chờ phía trước.
Du học là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt và có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị tốt và tìm hiểu kỹ về quy trình, chi phí và cơ hội của từng nước mà bạn muốn đến. Đừng quên rằng, du học không chỉ là học tập mà còn là một cơ hội để trải nghiệm văn hóa mới, học hỏi và phát triển bản thân. Để ước mơ du học Úc và mong muốn khám phá thế giới sớm được thực hiện với lộ trình rõ ràng, hãy liên hệ Hợp Điểm ngay để được hỗ trợ miễn phí nhanh nhất nhé!
Bài viết liên quan
DU HỌC BẬC THPT VÀ DU HỌC NGHỀ Ở TASMANIA ÚC
CÁC LOẠI VISA SAU TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN DU HỌC ÚC
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC “XANH” HÀNG ĐẦU TỐT NHẤT CHO SINH VIÊN DU HỌC ÚC
DU HỌC ÚC TẠI ĐẠI HỌC JAMES COOK
DU HỌC ÚC – HƯỚNG DẪN TOÀN TẬP VỀ ĐẠI HỌC SYDNEY
ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH DU HỌC ÚC - NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT